Tổng Biên tập Báo của Đảng sao lại công khai gọi Quốc hội là Cuốc hội?

Kami

                            (Viết tặng bà Hồ Thu Hồng – blogger Beo, nguyên Phó TBT Báo VH – TT)

                                 

Viết blog là chuyện bình thường hàng ngày và thú vui của nhiều người, blog cá nhân là chỗ gửi gắm những suy nghĩ của cá nhân về các vấn đề mà họ quan tâm cho nhiều người khác đọc, vì vậy blog tuy là gọi là của cá nhân nhưng nó ở dạng mở. Tôi cũng thích và thường viết blog như các blogger khác, nhưng thật sự sửng sốt khi đọc bài  Nếu Beo là thủ tướng” [1]của blogger Beo đăng trên Blog cá nhân ngày 17/6/2010. Trong bài viết ngắn ngủi tất cả chỉ có 28 dòng với khoảng vài trăm chữ, blogger Beo viết “Nếu Beo là thủ tướng- Beo sẽ trả lời với các đại biểu cuốc hội thế này về dự án ĐSCT ...”, chỉ đọc mấy chữ ngắn ngủi này của Blogger Beo mà tôi có cảm xúc lẫn lộn vừa có chút giận, vừa có sự đồng cảm pha chút thương hại đối với bà ta, vì chắc rằng bà Hồ Thu Hồng tuy là cán bộ lãnh đạo của nền báo chí Việt nam nhưng không biết điều tối thiểu là Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất có quyền chỉ định Thủ tướng Chính phủ. Nếu biết vậy sao bà dám gọi cơ quan bổ nhiệm mình là Cuốc hội? Hay bà nghĩ rằng chức vị Thủ tướng Chính phủ tầm thường đến như thế như chúng tôi thường nghĩ?


Bà Tổng Biên tập Báo Thể thao TP Hồ Chí Minh gọi Quốc hội là Cuốc hội

Bởi vì theo thông tin chính thức blogger Beo, tên thật là Hồ Thu Hồng một nhà báo (!?) của đảng, đã từng giữ chức vụ Phó tổng Biên tập báo Thể thao -Văn hóa, một trong 700 cái lá cải của bộ máy tuyên truyền khổng lồ nhưng độc quyền của chính quyền Việt nam hiện nay, nơi mà những nhà báo chỉ viết theo hiệu lệnh kiểu “thổi còi cuốc đất” của Ban Tuyên Giáo trung ương. Đã đảm nhiệm tới chức vụ Phó TBT của một tờ báo có tên tuổi thì một điều chắc chắn là bà Hồ Thu Hồng phải là đảng viên đảng CSVN. Vậy mà một đại biểu ưu tú của nhân dân lao động Việt nam Hồ Thu Hồng đã gọi cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt nam là Cuốc hội thay cho từ chính thức được xác nhận trong Hiến pháp là Quốc hội?

Cá nhân tôi không ủng hộ và tán thành Chủ nghĩa Marx -Lenin, bởi tôi chống lại cái lý thuyết giáo điều và phi thực tế đã mang lại bao nhiêu tai họa cho nhân loại và kìm hãm sự phát triển của tổ quốc Việt nam. Nói như vậy không có nghĩa tôi có suy nghĩ chống lại nhà nước hiện tại, vì nhà nước hiện tại đâu còn gì là nhà nước Cộng sản trừ cái độc tài đảng trị mà họ cố bấu víu để giữ độc quyền lãnh đạo nhà nước. Nhưng tôi cũng không cho phép mình gọi một cơ quan tập trung các đại biểu đại diện cho nhân dân Việt nam bằng ngôn từ chợ búa, miệt thị là Cuốc hội như bà Hồ Thu Hồng đã dùng, mặc dù ai cũng biết cái gọi là Cơ quan quyền lực cao nhất đó chỉ là một Hội đồng Cuội không hơn không kém.

Được biết rằng nhờ ơn một chế độ loạn tùng bậy này ở Việt nam, ở nơi đó khi mà lương tâm không bằng lương tháng, đồng chí không bằng đồng tiền, vì tiền mà người ta dám làm bất kể việc gì đã giúp cho bà Hồ Thu Hồng có cơ hội cho hai đứa con đi du học ở xứ Hoa kỳ. Đó là điều mà một người đứng đắn, tử tế, có đạo đức nhưng không thể có khả năng kiếm những đồng tiền chính đáng có được từ bàn tay lao động của mình để làm được việc đó.

 

Đây là bằng chứng không thể chối cãi của một đảng viên lãnh đạo làm công tác truyền thông đang tự diễn biến hòng đánh từ trong đánh ra nhằm lật đổ chế độ.

Tại sao bà Hồ Thu Hồng lại nỡ gọi một cơ quan tập trung các đại biểu đại diện cho nhân dân Việt nam bằng ngôn từ chợ búa, miệt thị là Cuốc hội như thế? Phải chăng bà Hồ Thu Hồng đã bị tác động của Âm mưu diễn biết hòa bình, đang dần chuyển hóa để tham gia lực lượng các thế lực thù địch (như đảng ta thường nói) do kết quả những ngày được vi vu trên đất Mỹ? Đây là bằng chứng không thể chối cãi của một đảng viên lãnh đạo làm công tác truyền thông đang tự diễn biến hòng đánh từ trong đánh ra nhằm lật đổ chế độ và truất quyền lãnh đạo đất nước của đảng CSVN.

Tôi thì không nghĩ như vậy, hành động của bà Hồ Thu Hồng nó chỉ là hệ quả của sự xuống cấp về mặt đạo đức của những người đảng viên mang danh là trí thức nhưng vô học thức, nó phản ảnh sự suy đồi và băng hoại về mặt đạo đức của những kẻ mang danh đảng viên đảng CSVN. Người Việt nam ta có câu “Ăn có nhai, nói có nghĩ” hay “Học ăn học nói, học gói học mở” để răn dạy mọi người về sự thận trọng trong lời ăn tiếng nói, hơn thế nữa với phụ nữ Việt nam thì phải có Công, Dung, Ngôn, Hạnh mà ở đây chữ Ngôn nghĩa là ăn nói dịu dàng dễ nghe hẳn bà Hồ Thu Hồng không biết? Vậy vì sao ở cương vi một nhà báo, một đảng viên cộng sản và một người làm mẹ, mà bà Hồ Thu Hồng không hiểu được những điều tối thiểu đó? Và rồi “rau nào thì sâu ấy” viết đến đây tôi lại lo cho tương lai của mấy con sâu con bà Hồ Thu Hồng và thầm cầu cho chúng nó lớn lên đừng giống con Mọt mẹ chuyên sống bằng nghề đục khoét.

Chiếu theo điều lệ Đảng CSVN thì người đảng viên Cộng sản phải (trích)”… suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Ðảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, các nghị quyết của Ðảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Ðảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Ðảng…” [2] thì thấy bà Hồ Thu Hồng không có đủ các phẩm chất trên. Nếu xét về về tư cách và phẩm giá của một người đảng viên Cộng sản như bà Hồ Thu Hồng tôi lại cảm thấy mình may mắn và hạnh phúc hơn bà Hồ Thu Hồng và nhiều người khác.

Đó là vì tôi không là đảng viên Cộng sản!

Để kết thúc bài viết, xin gửi đến blogger Beo, bà Hồ Thu Hồng hãy đừng quên rằng bản thân mình là một lãnh đạo của cơ quan báo chí của đảng, hơn nữa là đảng viên Cộng sản phải tuân thủ kỷ luật không được phát ngôn bừa bãi.

Dẫu cho bà Hồ Thu Hồng có chán hay căm ghét đảng CSVN, chán ghét chế độ thì hãy giữ kín nỗi niềm đó trong lòng. Đừng lợi dùng quyền tự do dân chủ để công kích, tỏ ý coi thường các cơ quan quyền lực nhà nước hòng kích động chống phá chế độ XHCN tươi đẹp của chúng ta. Hy vọng rằng các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm pháp luật cố ý với dụng ý xấu này để làm gương cho kẻ khác, đồng thời nâng cao tính thượng tôn của pháp luật XHCN [3].

18/6/2010

———
Ghi chú:
[1]http://vn.360plus.yahoo.com/thuhong_1960/article?mid=1639
[2]http://dangbo.most.gov.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=63

[3] Đoạn này học giọng văn điêu ngoa của Báo CAND khi muốn tiễn ai đó vào tủ ờ.

© 2010 Kami

13 responses to this post.

  1. Ai theo Thần khí mà gieo điều tốt thì sẽ gặt được kết quả của Thần khí là hạnh phúc vô biên và sự sống đời đời !

    Trả lời

  2. […] [3] Đoạn này học giọng văn điêu ngoa của Báo CAND khi muốn tiễn ai đó vào tủ ờ. https://nguoiduatinkami.wordpress.com […]

    Trả lời

  3. […] này học giọng văn điêu ngoa của Báo CAND khi muốn tiễn ai đó vào tủ ờ. https://nguoiduatinkami.wordpress.com Tập tin được lưu ở: Uncategorized ← Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ […]

    Trả lời

  4. chả biết cái con mẹ này bò từ đâu lên.cứ thế này thì ĐCS thành Du Đảng mất.Bởi vì Đảng Viên thì cứ đi Du lich Âu Mỹ bằng tiền thu bảo kê từ mồ hôi và máu của nhân dân.

    Trả lời

  5. Posted by kami on 21.06.2010 at 20:54

    Hi..hi bà ấy bò từ trên giường ngủ mà lên thưa bạn, bạn về TP HCM hỏi các nhà báo về con điếm này thì ai mà không biết.
    Cảm ơn bạn đã trao đổi.
    Chúc vui.
    Mến

    Trả lời

  6. Posted by Thùy on 22.06.2010 at 05:53

    Nghe ca thán người này lâu rồi. Hôm qua là ngày báo chí VN tôi vào blog beo xem thử. Thật quá đáng. Đàn bà gì mà ăn nói xấc láo. Miệt thị Quốc hội, khinh các cụ lão thành cách mạng như rác. Nghe rất kính nể, xun xoe với các bác khỏe; bác nghìn cân,… trơ trẽn thế. Người này nhâng nháo, tự đắc những điều mình nói lắm. Chắc có ô dù.

    Trả lời

    • Posted by kami on 22.06.2010 at 06:49

      Bạn không biết àh, bả cặp với tướng CA mà, đi đâu cũng kè kè làm bộ như thứ dữ ghê lắm 😀

      Trả lời

  7. Posted by Ngọc on 22.06.2010 at 23:25

    “Miệng người sang có gang có thép”. Bà này khẩu khí cũng xấc xược chẳng khác bà trí thức nửa mùa Đỗ Ngọc Bích trên BBC. Lại còn bênh vực cho em Lê Kiều Như, khen mấy tấm ảnh sexy cóp y chang của Tàu bán kèm theo sách của em là sáng tạo, là em “chỉ bán cái mình có”. Nay tình cờ đọc entry của Kami mới biết chắc là do hot mama này “đồng bệnh tương lân, đồng khí tương cầu”, ha ha! Cảm ơn bác Kami nhé!

    Trả lời

  8. Posted by Nam on 17.07.2010 at 15:19

    Tuong la Beo hoa ra la Cho

    Trả lời

  9. Posted by Gui bac Kami on 27.07.2010 at 02:01

    Cháu xin kính chào bác Kami!
    Cháu là Trần Anh Dũng, sinh viên năm cuối của trường Đại học Nông Nghiệp. Hôm nay cháu mạnh dạn viết mấy dòng vào phần phản hồi dưới bài viết của bác vì chấu thực sự thấy bối rối, cháu đã không biết phải tin ai, nghe ai trong khi thông tin thật hỗn loạn. Tuy cháu là sinh viện năm cuối nhưng cháu vẫn chưa thành thạo internet cho lắm, nên rất có thể những dòng cháu viết ở đây chưa chắc đã đến được với bác. Dù sao cháu cũng hi vọng mọi việc được suôn sẻ.
    Thưa bác, gần đây cháu mới bắt đầu đọc những bài phản biện của bác cũng như của một số trí thức học giả trong nước là bởi vì cháu tò mò sau sự xuất hiện một email nặc danh gửi đến hộp thư của cháu. Nội dung thư là chụp mũ, gán ghép cho các trí thức đang phản biện trên internet là phản động…. Thú thực với bác rằng, nhờ có bức email ấy mà cháu mới tìm đọc, mới tra cứu để xem Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn thế Hùng, Trần Thanh Vân, Cù Huy Hà Vũ … là ai? Sau một thời gian ngắn cháu đã thay đổi hẳn nhận thức của mình. Khi cháu nhận được bức email nặc danh đó cháu đã rất căm phẫn mấy ông trí thức mà người ta nói là nửa mùa có nêu tên ở trên. Nhưng càng tìm hiểu, càng quan tâm tìm đọc thì cháu càng nhận ra rằng, đất nước ta đang cần,rất cần có những trái tim như vậy. Vừa mới hôm qua cháu mới đọc được mấy bài viết của bác, cháu đã cảm nhận được phần nào tình cảm của bác dành cho nhân dân VN. Cháu thành tâm cầu chúc bác mạnh khoẻ và sẽ tiếp tục đóng góp những ý kiến, chia sẻ những thông tin đa chiều để thế hệ trẻ như cháu có cơ hội mở mang kiến thức và đóng góp vào công cuộc chung cho đất nước trong giai đoạn cực kỳ nguy khốn hiện nay. Nhân đây, cháu xin được coppy toàn bộ nội dung bức thư nặc danh đã tuyên truyền xuyên tạc đến email của cháu với ước mong bác “mổ sẻ”, vạch mặt bọn xấu. Dù sao thì lúc này cháu cũng cảm ơn kẻ đã gửi cho cháu bức thư nặc danh đó, vì nhờ có nó mà cháu mới quan tâm, nhờ có nó mà cháu mới cất công tìm đọc bằng được những bài viết của các “trí thức nửa mùa”.
    Cuối cùng, cháu hi vọng sẽ được lắng nghe và tiếp thu những chỉ bảo của bác.
    Cháu Trần Anh Dũng

    Dưới đây là nội dung bức thư nặc danh gửi đến email của cháu:

    phutho1234 tới tôi, van.oikos, xuandiencatru, xuyen9610446, bauxitevn, bthuy.dinh, huy.hoangtuan, baotoanartcera., dragonthlong75, daomaitrang, havulaw, dunglytruc, vdtoanll, phamtranquan_74, phonguyenhong, phanphuongdong, hoasidong, lanhuong75, lebach, lelangluong
    hiển thị chi tiết 29 / 6

    Mọi người ơi, gần đây có tin đồn là bà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã từng bị mời “đi làm việc” nhiều lần vì bà đã có những phát ngôn làm hoang mang quần chúng về sự không sáng suốt của lãnh đạo VN và những biến động chính trị sắp tới. Người ta cũng nghi ngờ bà ta là một nhân vật cao cấp của một Đảng bị cấm hoạt động trong nước. Sau khi điều tra và có một số sức ép “vô hình” khiến bà được cơ quan An ninh cho toại ngoại. Tuy nhiên, đại hội Đảng đang đến gần, vấn đề đặt ra là cần làm gì đó để cảnh cáo hay răn đe quần chúng để Đại Hội có thể diễn ra tốt đẹp. Vì vậy, thời gian tới sẽ tiếp tục có những hành động mạnh để trấn áp bọn phản động, tránh tình trạng hỗn loạn trong dịp dại hội Đảng của chúng ta. Những mục tiêu, những đối tượng cần phải đấu tranh lại là mấy ông trí thức nửa mùa như Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng, Cù Huy Hà Vũ, Hà Văn Thinh, Trần Thanh Vân, v.v… và những người ủng hộ trang bauxite Việt Nam. Đã có nhiều nguồn tin cho rằng chính Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là một tên phản động dấu mặt, hắn đã viết bài bôi nhọ Truyện Kiều, bôi nhọ thanh danh của Đảng ta qua loạt bài: “Giải Mã Sấm Kiều”, “Sinh viên với sứ Mệnh Lich Sử”, “Ai là Kẻ Khẩu Phật Tâm Xà”, Vi Hiến Tất Biến”, v.v… nhằm kích động quần chúng, hiện những bài này vẫn đang tồn tại trên google.com.

    – Ẩn nội dung trích dẫn-
    Hãy cùng nhau Đả Đảo Bọn Trí Thức Nửa Mùa, Đả Đảo Bọn Phản Động!
    Nếu là người VN yêu nước hãy chuyển tiếp búc thư này đến với bất kỳ ai bằng bất kỳ hình thức nào.
    http://bantinviet.multiply.com/journal/item/2

    Join today to get your own Multiply site
    Bản Tin Việt 24h
    HomeNotesBlogVideoLinks
    Giải mã sấm KiềuAug 24, ’09 4:32 AM
    for everyone
    – Show quoted text –
    Lý Công Bằng – ĐDCND

    Xưa nay người ta mới chỉ đánh giá Truyện Kiều của Nguyễn Du ở góc độ thuần tuý văn học với bút lực tài tình, “tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt”, “khiến ai đọc cũng phải ngậm ngùi thấm thía như đứt ruột” (Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân)…, chứ chưa có ai đưa ra quan điểm khẳng định: đây là một áng “Văn Thần, Thi Sấm” vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

    Tuy vậy, từ lâu Bói Kiều đã được dân gian ta truyền tụng cho nhau và trở thành một nét văn hoá, nâng đỡ, nuôi dưỡng tinh thần của biết bao con người khi lâm vào cơn bĩ cực. Nét văn hoá ấy đến từ đâu? Có phải ngẫu nhiên người ta lại chọn những câu trong Truyện Kiều làm lời giải cho những chuyện lành giữ của cuộc đời mình? Chắc chắn không phải vậy! Truyện Kiều tự thân nó có một sức mạnh huyền bí và hấp dẫn riêng, trong khi các tác phẩm văn học khác thì không hề có được điều này. Mặc dù vậy, người ta cũng mới dừng lại ở chỗ đánh giá và tin tưởng rằng, nếu thành tâm, Kiều có thể cho người ta biết tình thế hiện tại, tương lai của chính cá nhân mình mà thôi. Chỉ có vậy thì chưa đủ và chưa đúng tầm của Truyện Kiều. Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm văn học kiệt xuất của thế gian mà hơn thế nữa, đó là một “áng văn thần, thi sấm của dân tộc Việt Nam”; mượn câu chuyện tình bi ai và số phận người đàn bà dưới thời phong kiến mà đưa ra lời báo trước những sự việc, những biến cố lớn lao của nước nhà trong suốt cả ngàn năm. Không những thế Nguyễn Du cũng tiên đoán nhiều vấn đề lớn của nhân loại thông qua tác phẩm bất hủ này. Thật đúng là bậc “Thánh Tiên, Thần Văn”!

    Thực ra, trước đây tôi đã từng nghe người ta nói về một vài trường hợp mà họ cho là trùng khớp ngẫu nhiên của Truyện Kiều, nhưng đến nay, sau khi đã nghiên cứu nghiêm túc thì tôi chắc chắn đây không phải ngẫu nhiên, mà trái lại nó hoàn toàn là chủ ý của tác giả. Mọi việc trên đời dường như đã được Nguyễn Du biết trước và gửi gắm một cách tinh tế những thông điệp ấy qua kiệt tác văn học của chính mình.

    Ví dụ ở câu thứ 83 trong tổng số 3254 câu Kiều là lời khóc than, thương cho số phận người đàn bà như: “Đau đớn thay phận đàn bà”. Rõ ràng chúng ta thấy, ngày Quốc tế Phụ nữ mà nhân loại hàng năm kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã và đang kỷ niệm là ngày 8 tháng 3. Hoặc câu thứ 200 viết rằng: “Mà sao trong sổ đoạn trường có tên” cũng làm chúng ta buộc phải suy nghẫm đến khả năng Nguyễn Du đã biết trước được tương lai của mình. Bởi vì, năm 1965 vừa đúng 200 năm sau năm sinh của tác giả thì UNESCO đã công nhận ông là Danh nhân Văn hoá Thế giới. Hơn thế nữa, từ năm 1765 – năm sinh của ông, tính đến nay năm 2009 vừa đủ 244 năm thì câu thứ 244 lại là: “Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong”. Điều này hoàn toàn có thể là lời thách đố của Nguyễn Du dành cho hậu thế để tìm hiểu ngụ ý đích thực của ông khi viết Đoạn Trường Tân Thanh.

    Người ta vẫn chưa tìm ra năm Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào năm nào, tuy nhiên, bằng trực cảm tâm linh tôi tin rằng ông viết Kiều vào năm 1805 và câu thứ 1805 ta thấy: “Bước ra một bước một dừng”. Có lẽ ngụ ý của tác giả chính là “Viết ra một viết một dừng” (tức ông viết không liền mạch). Kể từ năm ông viết Truyện Kiều đến nay (1805 – 2009) vừa đủ 204 năm và chúng ta thấy ngay câu Kiều thứ 204 như sau: “Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời”. Không biết bút hoa ở đây là bút của ai, nhưng tôi tin chắc, chúng ta sẽ được đón nhận sự tô điểm đầy bất ngờ, làm tăng thêm cho giá trị của kiệt tác vốn đã lừng danh thế giới này.

    Truyện Kiều mở đầu bằng bốn câu thơ có tính khái quát nhân tình thế thái. Tuy nhiên, bốn câu thơ ấy cũng là những lời tổng quát chung nhất của lịch sử Việt Nam kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến nay.

    1..Trăm năm trong cõi người ta,
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
    Trải qua một cuộc bể dâu,
    4.Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

    Xin hãy bình tĩnh và suy nghẫm từng câu một của Nguyễn Du:
    Câu thứ nhất viết: “Trăm năm trong cõi người ta”, ở đây ngụ ý của tác giả muốn nói rằng, đất nước ta sẽ trải qua trăm năm trong cõi của nước khác, và sự thật lịch sử đã chứng minh, khoảng giữa thế kỷ 19 triều Nguyễn suy yếu và Việt Nam biến thành thuộc địa của thực dân Pháp ngót trăm năm sau đó.

    Sau ngót trăm năm Pháp thuộc nhân dân ta lại dành được chính quyền, nhưng tiếc rằng lúc này thế thời đã không chiều lòng quân tử. Trong khi đó, những kẻ tiểu nhân và lòng dạ hẹp hòi thì lại đắc mệnh đế vương và lãnh đạo đất nước. Những người có tài, có đức, có thể giúp nhân dân khắc phục đói nghèo, lạc hậu thì lại bạc mệnh và bị bè lũ gian tham, độc ác hãm hại. Chính vì điều này mà câu thơ thứ hai của Truyện Kiều tựa như lời an ủi những đấng anh tài mệnh bạc: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.

    Do những kẻ tham tàn lãnh đạo đất nước nên nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh lầm than, thua kém các nước khác. Cảnh bất công, ngang trái, đói nghèo, mất nhân quyền là “đặc sản” suốt một thời gian dài của nhân dân sống trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương này. “Trải qua một cuộc bể dâu” là câu thơ thứ 3 và tự nó ít nhiều đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn thực tế trên.

    Câu thơ thứ 4 trong Truyện Kiều có viết: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Đọc như vậy khiến nhiều người đặt câu hỏi, những điều ở đây là những điều gì? Phải chăng là những điều Nguyễn Du đã chứng kiến, đã nhìn thấy? Điều ấy đương nhiên là đúng. Tuy vậy, hãy đi tìm hiểu ngụ ý của tác giả khi biết rằng, ông mượn chuyện quá khứ để báo trước chuyện tương lai thì chúng ta sẽ thấy rõ hơn.

    Những năm gần đây, các nhà lãnh đạo đất nước ta (ĐCSVN) mỗi lúc một công nhiên tước đoạt nhân quyền, đàn áp nhân dân và ngày càng thể hiện rõ bản chất độc đoán, chuyên quyền của họ. Điều 4 trong bản Hiến Pháp năm 1992 của nước ta đã thể hiện đậm nét nhất bản chất trên. Nội dung Điều 4 như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

    Tự thân Điều 4 của bản Hiến pháp năm 1992 đã phá huỷ nền tảng của của chính bản Hiến pháp ấy. Điều 4 này đã mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 21, Điều 50, Điều 83 và nhiều Điều khác nữa. Để chứng minh cho những phi lý trên thì không khó khăn gì, tuy nhiên, nếu người đọc quan tâm có thể tra cứu trên internet sẽ thấy rất nhiều người đã và đang lên án gay gắt, đòi huỷ bỏ Điều 4 để thúc đẩy đất nước. Trong khi đó, ông chủ tịch nước “đáng kính” – Nguyễn Minh Triết của chúng ta lại phát biểu “bỏ Điều 4 là tự sát”. Tại sao lại là tự sát? Phải chăng chính các lãnh đạo cũng hiểu được rằng lòng dân ngày nay không phục đảng Cộng sản, và nếu để đảng Cộng sản sống trong vòng cạnh tranh công bằng với các đảng phái đối lập khác đang từng bước phát triển thì đảng Cộng sản sẽ chết??? Như vậy, câu thơ thứ tư: “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” thì điều trước tiên phải kể đến ở đây là Điều 4 của bản Hiến pháp 1992.

    Ngoài ra, điều trông thấy cũng không kém phần đau đớn đó là Điều 69 của chính bản Hiến pháp hiện hành nước ta. Nội dung của Điều này là: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Thực ra, đây là một cái bánh vẽ mà đảng Cộng sản Việt Nam vẽ ra chứ không ai được “ăn” nó. Nó tráo trở giống hệt như con số 6 và con số 9 của Điều này vậy. Phần đầu của Điều 69 thì nói rằng công dân có quyền,…v.v…, nhưng đến cuối Điều 69 thì lộn ngược trở lại rằng theo quy định của pháp luật – thế là hết! Như chúng ta thấy, Hiến pháp ghi rằng công dân có quyền biểu tình, quyền được thông tin …. nhưng cho đến lúc này thì luật biểu tình cũng chưa có, luật tiếp cận thông tin cũng chưa xong v.v… Mà cho dù nó có hoàn tất đi chăng nữa thì những quyền đích thực của con người vẫn không được đáp ứng. Bởi vì, đời thủa nào đã đến mức không thể chịu nổi phải biểu tình (biểu lộ tình cảm), đình công (dừng công việc, hay nghỉ làm) lại phải xin phép và được đồng ý bao giờ? Thật vớ vẩn hết chỗ nói!

    Chưa hết, điều rất đau lòng nữa mà chúng ta thấy đó là Điều 88 của Bộ luật Hình sự – một Điều luật có những khái niệm rất mơ hồ, nên đã tạo cơ hội cho các cơ quan thi hành pháp luật tuỳ tiện hay độc đoán, khiến cho việc áp dụng luật pháp không còn nghiêm minh. Theo Điều này, tội phạm sẽ bao gồm những người có các hành vi: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây thực sự là một điều đau lòng, khiến nhiều con dân Việt Nam vì mong mỏi sự phát triển cho đất nước, vì mong mỏi nhân dân được hưởng những quyền lợi thiêng liêng và cơ bản của mình mà không ngại ngần nói ra sự thật để rồi bị đảng Cộng sản vu cho là xuyên tạc, phỉ báng, bịa đặt…v.v… Chính vì thế mà Điều 88 Bộ luật Hình sự trở thành biểu tượng đích thực của 2 cái còng số 8 khoá chặt cả chân, lẫn tay của các nhà đấu tranh cho dân chủ và một Việt Nam phát triển. Đau đớn thay!

    Năm câu thơ tiếp theo của Truyện Kiều là lời báo trước về những biến cố lớn lao đã âm ỉ và sẽ xảy ra trong một hay vài năm tới đây.
    5.. Lạ gì bỉ sắc tư phong,
    Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
    Cảo thơm lần giở trước đèn,
    Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
    9.Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,

    Câu thơ thứ 5 ghi: “lạ gì bỉ sắc tư phong”. Nếu hiểu “ bỉ sắc tư phong” theo chữ Nôm thì có nghĩa là người được dồi dào về tài sắc thì kém cỏi về số mệnh, nhưng đó chỉ là cách hiểu thông thường chứ chưa phải là cái ẩn ý mà Nguyễn Du dấu kín trong đó. Xin được tiết lộ một chút về điều này vì thời điểm cũng đã đến rất gần. “Bỉ” là đọc chệch của “bí”, mà “bí” cũng có nghĩa là “bí mật”. Ẩn ý ở đây chỉ trong 2 chữ “sắc” và “phong”. Không ai biết có chuyện “sắc phong” này, nhưng với Nguyễn Du thì biết rất rõ về sắc phong bí mật của Vua Cha Bát Hải dành cho ai đó, khi mà những “điều đau lòng” đã xảy ra. Vì thế câu thứ 5 cần được hiểu theo nghĩa: “lạ gì mật sắc riêng phong” mới là ngụ ý chính của ông.

    Câu thơ thứ 6 có viết: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Nếu hiểu thông thường thì có nghĩa là tạo hoá hay ghen ghét người đẹp. Tuy nhiên, ở góc độ giải mã câu thần của Nguyễn Du, hay ở góc độ hưởng ứng lời thách đố của tác giả “Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong” (câu thứ 244 ứng vào năm 2009) thì ý nghĩa của nó khác đi rất nhiều. Đánh ghen ở đây cần phải được hiểu là sự trả đũa của người đã bị lợi dụng, bị lừa dối và bị bội bạc về tình. Trong trường hợp này cần hiểu tình là tình đồng bào hay tình người. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở câu thứ 1945: “Đã cam chịu bạc với tình” (năm 1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nhân dân ta đã đồng lòng, nhất chí dưới sự lãnh đạo và chèo lái của những người theo chủ nghĩa cộng sản và cũng có nghĩa là nhân dân ta đã cam chịu, hay đã chấp nhận sự bội bạc của đảng Cộng Sản Việt Nam về sau).

    Để rõ hơn ý nghĩa của câu thứ 6 ta nên tham khảo câu Kiều thứ 1874 rằng: “Máu ghen đâu có lạ gì mà ghen”. Ở đây ta bắt gặp ông dùng tù “ghen” để ngụ ý đến cuộc nổi dậy của Trần Tấn, Đặng Như Mai chống lại triều đình Huế thoả hiệp với giặc Pháp và khởi nghĩa Văn thân Nghệ Tĩnh năm 1874.

    Như vậy, ngụ ý của tác giả trong câu thứ 6 muốn nói rằng: sẽ có sự giúp đỡ, vạch đường, chỉ lối của Trời cao giúp nhân dân ta vùng dậy, đấu tranh với thế lực đã lợi dụng tín nhiệm, lừa dối, và phản bội lại quyền lợi của nhân dân v.v…

    Câu thơ thứ 7: “Cảo thơm lần giở trước đèn” là nói đến tờ giấy thơm nào đó được đặt trước một ngọn đèn thiêng, có chứa đựng nội dung kể tội đảng Cộng sản và nguyện vọng xây dựng một nhà nước Pháp quyền văn minh và cường thịnh.
    Câu thơ thứ 8: “Phong tình cổ lục lưu truyền sử xanh”, tức là sau này người ta sẽ tìm ra tờ giấy bí mật trên và lưu truyền mãi mãi câu truyện này.
    Câu thơ thứ 9: “Vào năm Gia Tĩnh triều Minh”, là lời báo trước thời điểm bắt đầu xảy ra biến cố chính trị lớn của nước ta do nhân dân vùng dậy vào năm Gia Tĩnh của triều đại Hồ Chí Minh. Vậy năm Gia Tĩnh ở đây là năm nào? Nếu theo cách hiểu thông thường thì Gia Tĩnh là Niên hiệu của vua Thế Tông nhà Minh. Nhưng ngụ ý của Nguyễn Du thì không đơn giản là vậy. Ông muốn gợi ý cho hậu thế biết đến 2 chữ Thế Tông và chữ Minh mà thôi. Chữ Minh thì là Hồ Chí Minh, còn chữ Thế Tông là cách nói và viết ngược của chữ Thống Tê (Thống Tê = Tê Thống). Thống Tê hay Tê Thống có nghĩa là chữ Tê làm đầu (Tê = T). Như vậy, chủ ý đích thực của tác giả là vào năm nào của triều đại Hồ Chí Minh mà những vấn đề nổi bật, tên tuổi nổi bật có chữ T làm đầu thì là năm xảy ra biến động chính trị lớn. Đây sẽ là năm khởi đầu cho cuộc đấu tranh thắng lợi, giúp nhân dân dần thoát khỏi sự trà đạp, lừa mị, hay thác loạn của giai cấp thống trị (ĐCSVN) và xây dựng một đất nước Pháp quyền mà ở đó nhân quyền được bảo đảm v.v…

    Gần đây, trong dân gian có truyền tụng 2 câu lục bát bí ẩn mà nội dung hoàn toàn trùng khớp với ngụ ý của Nguyễn Du, xin được trích lại để người đọc tham khảo:

    “Bao giờ hội đủ chữ T
    Thượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai”

    Chúng ta hãy cùng nhau kiểm điểm xem thời điểm những năm gần đây đã xuất hiện những vẫn đề có chữ T làm đầu hay chưa. Xin thưa rằng: chữ T ngoài ý nghĩa là chữ “Thời” (trừu tượng) ra thì ở đây hoàn toàn có thể là chữ Tham (Tham nhũng mỗi lúc một gia tăng và Trằng Trợn), chữ Thổ (lãnh thổ bị xâm lấn do đảng Cộng sản nhượng bộ bán đất và biển cho Trung Quốc, chữ Thổ cũng có nghĩa là vấn đề đất cát với giá cao ngất trời; chuyện thu hồi ruộng đất của nông dân làm nhà máy xí nghiệp cũng khiến lòng dân không phục đảng CSVN), chữ Trường (Trường Sa đang nguy biến), chữ Tài (Tài chính khủng hoảng và trong chữ độc Tài Toàn Trị), chữ Tây (Tây nguyên với dự án Bauxite và trong chữ Hà Tây khi sáp nhập vào Hà Nội), chữ Thông (trong vấn đề giao Thông ùn Tắc), chữ Thầy Trò (Thầy không ra Thầy và Trò không ra Trò), chữ Tấm (một Tấm gương đạo đức giả tạo được che đậy, nay rất Tốn Tiền để vận động và học Tập), chữ Thừa (Thừa lao động), chữ Thiếu (Thiếu việc làm, Thiếu niềm Tin, Thiếu Tự do, đặc biệt là vấn đề tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo,…), chữ Thống (Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khác với Giáo hội Phật giáo Việt Nam bởi chữ T = Thống nhất), chữ Thiên (trong chữ đạo Thiên chúa), chữ Thiên Tai (ngày càng nhiều dịch bệnh quái lạ xảy ra.

    Hiện tượng mưa lớn Thất Thường khiến nhân dân phải sống trong lụt lội vì nước dâng không thoát kịp. Hà Nội và Sài Gòn ngày càng dễ dàng bị lụt nếu chỉ cần trời đổ mưa lớn trong vòng 2 tiếng. Xin lưu ý, nước được gọi là Thuỷ (T)), chữ Thái (trong vụ lình sình giáo xứ Thái hà – một mâu thuẫn khó có thể hàn gắn thể hiện rõ bản chất đen tối và hủ bại của đảng Cộng sản Việt Nam), chữ Trống (trong vụ vườn hoa Hàng Trống – đây cũng là một mâu thuẫn to lớn giữa bà con giáo dân với đảng CSVN…. Điều kỳ lạ ở đây là xây dựng vườn hoa Hàng Trống tại số 42 Nhà Chung, nhưng khi đặt tên thì đảng CSVN lại đặt là vườn hoa Hàng Trống và Hàng Trống thì có 1 chữ T- đúng là điềm gở), chữ Tư (trong Điều Thứ Tư của Hiến pháp – một Điều đã và đang bị lên án huỷ bỏ vô cùng gay gắt cả dư luận trong và ngoài nước), chữ Tám Tám (trong Điều 88 của Bộ luật Hình Sự – đây cũng là một Điều luật bị tẩy chay rất nhiều, nhất là kể từ khi đảng Cộng sản Việt Nam ra lệnh bắt bớ và xử ép một loạt các nhà hoạt động cho dân chủ) v.v…

    Nhưng vấn đề đặt ra là khi nào, năm nào thì sẽ có biến động lớn về chính trị? Chúng ta thấy, ngày càng nhiều Trí Thức (2 chữ T) đoàn kết với nhau, cùng ký tên hay viết Thư (T) gửi các lãnh đạo nhà nước để sửa đổi hay phản biện lại chủ trương chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng 3 (Tam) lần viết Thư (T) gửi các lãnh đạo nước nhà để phản đối dự án Bauxite – Tây Nguyên. Tuy nhiên, chỉ có vậy thì chắc là chưa đủ. Vậy, khi nào sẽ hội đủ chữ T? Năm 2010 tới đây có liên quan gì đến chữ T không? Xin thưa là cũng có thể, vì năm 2010 là năm thủ đô cũng như cả nước tổ chức Đại lễ kỷ niệm “Thăng Long Nghìn Năm”. Chữ Nghìn thì theo tiếng Nôm vẫn gọi là Thiên, chữ Năm được gọi là Tuế hay Tuổi, còn chữ Long dân gian vẫn quen gọi là Thìn.
    Trong khi đó, Chủ tịch nước ta nhiều khả năng vẫn là ông Triết (T); người đứng đầu cơ quan quyền lực tối cao của Việt Nam vẫn là ông Trọng (T); người đứng đầu thủ đô – nơi diễn ra đại lễ Thăng Long Nghìn Năm vẫn là ông Thảo (T); Thủ tướng Việt Nam (2 chữ T) chắc cũng chưa thể nguôi ngoai với đơn kiện của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ về vụ Bauxite – một sự kiện chưa từng xảy ra đối với các nước xã hội chủ nghĩa, và cũng là sự kiện hiếm hoi trên thế giới. Như vậy, nhiều khả năng một biến động lớn sẽ xảy ra vào năm 2010. Có lẽ sẽ xuất hiện cuộc xuống đường biểu tình (đấu tranh bất bạo động) lớn nhất trong lịch sử của nước ta vì câu Kiều thứ 2010 cho thấy là: “Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng”.

    Tại sao những vấn đề có chữ T làm đầu, khi hội tụ đầy đủ lại trở thành vấn đề nhức nhối và gây ra biến động đến như vậy? Thực tế chúng ta thấy, chữ T có hình tượng gần giống với chữ hạ trong Hán – Nôm. Mà Hạ có nghĩa là đem xuống dưới thấp, lật xuống, loại ra, gạt ra hay đánh đổ.

    Như vậy, câu thơ thứ 9 của Truyện Kiều có nghĩa là: vào năm nào thuộc triều đại Hồ Chí Minh mà hội tụ đầy đủ chữ T thì sẽ xảy ra biến động lớn làm thay đổi đất nước. Xin quí vị lưu ý câu thứ 9 với con số 9 của bài tứ tuyệt sau:

    “Âm dương đắc dịp trùng phùng
    Khởi ngũ ngũ nhịp chuyển rung ác quyền
    Nước Nam hào khí ba miền
    Tháng năm ngày tổng động viên cửu về”

    Nhân nói về con số 9, hẳn quí vị có biết ngày 2 tháng 7 năm 1976 (2+7=9) nước ta đổi tên thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Và câu thứ 27 trong Truyện Kiều là: “Một, hai nghiêng nước nghiêng thành”.

    Nhìn chung, từ câu thứ 10 trở đi, những tình tiết, những thông điệp được đan sen với nhau không còn theo logic như 9 câu đầu nữa. Về cơ bản, kể từ khi triều đình Huế suy yếu và nhượng bộ Pháp thì câu thứ bao nhiêu sẽ ứng vào năm, tháng, ngày bấy nhiêu . Có những câu đã ứng nghiệm vào năm này xong lại tiếp tục ứng nghiệm vào năm, tháng, ngày khác vì thế càng làm cho ta thấy nó xứng đáng với tên gọi “Câu Thần”. Tuy nhiên, có những điều tôi được phép tiết lộ trong Phần I của “Giải Mã Sấm Kiều”, có những phần chưa được phép tiết lộ vì bảo mật “Thiên Cơ” mà để dành đến Phần II và Phần III. Còn lúc này chúng ta hãy cùng xem Nguyễn Du đã tinh tế, gửi gắm những điều ông biết trước, qua những vần thơ lục bát bất hủ của chính mình như thế nào.

    Sự kiện 11/9 là sự kiện đầy bất ngờ không chỉ với người nước Mỹ mà đối với cả nhân loại thì câu thứ 119 của Truyện Kiều cũng chứa đựng điều bất ngờ ấy: “Một lời nói chửa kịp thưa”.
    Ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố “Bình thường hóa các quan hệ” với Việt Nam thì chúng ta thấy câu Kiều thứ 117 rằng: “Dễ hay tình lại gặp tình”. Hơn thế nữa, ngày 12/7/1995, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ thì câu Kiều thứ 127 lại là: “Hữu tình ta lại gặp ta”. Chưa hết, câu Kiều thứ 1995 (ứng với năm Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập ngoại giao) cho thấy: “Hoa rằng: Bà đã đến lâu”. Hoa ở đây chắc chắn là Hoa Kỳ mà Nguyễn Du đã ngụ ý tới.

    Như phần đầu bài viết tôi đã trình bày, Nguyễn Du sinh năm 1765 và 200 năm sau tức là năm 1965 thì UNESCO đã công nhận ông là Danh nhân Văn hoá Thế giới và câu Kiều thứ 200 là: “Mà sao trong sổ đoạn trường có tên”. Chúng ta lại có dịp được thấy ông nhắc lại từ “Đoạn trường” nhưng lần này là “tập Đoạn trường” vào câu thứ 209 như sau: “Ví đem vào tập Đoạn trường”. Kỳ lạ thay! Ngày Việt Nam tham gia vào Liên Hợp Quốc lại đúng là ngày 20/9/1977. Và câu Kiều thứ 1977 là: “Cùng nhau kể lể say sưa”.

    Trong 3254 câu Kiều, thì cũng có khá nhiều câu mà Nguyễn Du dành để dự báo những vấn đề nổi bật của vua quan nhà Nguyễn trong giai đoạn bị thực dân Pháp chi phối. Ví dụ, câu Kiều thứ 1865 rằng: “Giọt rồng canh đã điểm ba”. Thực tế vào năm 1865 nhà Nguyễn suy yếu, vua Tự Đức nhu nhược đã hạ lệnh cấm nhân dân ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không ai được chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp nữa; quan lại các tỉnh, phủ, huyện phải có trách nhiệm bắt giữ những người vi phạm lệnh này; những ai cố tình che dấu hoặc chứa chấp những người mộ nghĩa và nghĩa binh đều bị trị tội.

    Ngày 31/8/1874 Triều đình Huế ký Hiệp ước thương mại với Pháp tại Sài Gòn thì câu Kiều thứ 318 là: “Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông”.
    Ngày 6/6/1884 nhà Nguyễn ký hiệp ước với Pháp tại Huế chấp nhận nền bảo hộ của Pháp và sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại thì câu Kiều thứ 1884 là: “Đĩa dầu vơi nước mắt đầy năm canh”.
    Câu thứ 1888: “Phải khi mình lại xót xa nỗi mình” là lời chia sẻ, xót xa cho vị Vua sáng Hàm Nghi khi ông bị thực dân Pháp bắt đúng năm 1888.
    Câu thứ 1904: “Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời!” cũng là lời thương xót cho đấng anh tài nhưng bạc mệnh, vô duyên Phan Bội Châu khi ông cùng với Nguyễn Hàm, Trịnh Hiền, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân thành lập Hội Duy Tân “cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập” vào năm 1904.
    Câu Kiều thứ 1927: “Nhân duyên đâu lại còn mong”, là ngụ ý của Nguyễn Du nói về mối tình ngắn ngủi của Hồ Chí Minh với Tăng Tuyết Minh khi họ ngậm ngùi chia tay nhau tại Quảng Châu – Trung Quốc năm 1927. Sau này khi Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cả hai đã chủ động tìm và hi vọng về ở với nhau thông qua đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng như cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc nhưng không thành.
    Câu 1939: “Những là ngậm thở nuốt than”, thật đúng với hoàn cảnh lịch sử đã xảy ra năm 1939. Lúc ấy, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ; ở Việt Nam thực dân Pháp ra sức đàn áp và cấm tuyên truyền cộng sản, giải tán các hội ái hữu, đóng cửa các tờ báo tiến bộ, truy lùng và bắt bớ các chiến sĩ cánh mạng, các nhà yêu nước, đày đi các trại tập trung, các nhà tù.
    Câu 1941: “Thừa cơ, Sinh mới lẻn ra”. Rõ ràng ở đây ta thấy ngụ ý của Nguyễn Du khi ông nói rõ “Sinh mới lẻn ra” vào câu 1941. Thực tế, Sinh ở đây chính là Nguyễn Sinh Cung – tên cúng cơm của Hồ Chí Minh, ông Hồ đã tranh thủ tình hình thuận lợi lúc bấy giờ mà về nước thành lập hội Mặt Trận Việt Minh năm 1941.
    Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập thì câu Kiều 295 cũng cho chúng ta thấy khá rõ sự kiện này: “Giơ tay với lấy về nhà”. Tuy nhiên, câu Kiều thứ 1945 lại là: “Đã cam chịu bạc với tình”, nghĩa là nhân dân ta đã bắt đầu chấp nhận sự lãnh đạo và áp đặt theo tư tưởng Hồ Chí Minh để rồi sau này bị bội bạc .v.v… Cũng năm 1945, do Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 mà tạo cơ hội thuận lợi cho cách mạng tháng 8 thì câu thứ 93 ta thấy Nguyễn Du viết: “Goị là gặp gỡ giữa đường”.
    Câu kiều thứ 1954: “Nghiến răng bẻ một chữ đồng làm hai” là ngụ ý của Nguyễn Du muốn nói đến Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt đất nước và đồng bào làm 2 miền Nam – Bắc, mà danh giới là vĩ tuyến 17 nơi có con sông Bến Hải.
    Câu 1955: “Thẹn mình đá nát vàng phai” là lời nói thay cho vua Bảo Đại khi ông bị ép thoái vị vào ngày 26/10/1955.
    Câu 1956: “Trăm thân dễ chuộc một lời được sao?” chính là lời trách móc của Nguyễn Du dành cho kẻ hậu thế Hồ Chí Minh, khi ông ta tổ chức chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất giết lầm hàng nghìn người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng. Ngày 18/8/1956 Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm. Ngày nay người ta còn lưu giữ hình ảnh ông Hồ dùng khăn chấm chấm lên mặt như là chấm nước mắt trước cuộc họp.
    Câu 1957: “Nàng rằng: Chiếc bách sóng đào” chính là lời kể lể của Nông Thị Xuân – người đàn bà của ông Hồ vào năm 1957. Từ năm 1956 ông Hồ cho người về Cao Bằng rước Nông Thị Xuân về Hà Nội làm hộ lý cho ông ta. Đến năm 1957 nàng Nông Thị Xuân đã sinh được cho ông Hồ người con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Cũng trong năm này, Nông Thị Xuân đòi công khai mối quan hệ tình cảm của hai người. “Chiếc bách sóng đào” ở đây chỉ người đàn bà mong manh, yếu đuối giữa nơi hung hiểm cần phải được che chở bằng cách công khai mối quan hệ. Tuy nhiên, ông Hồ vì tham vọng chính trị đã không những chẳng chấp thuận mà còn để mặc cho cấp dưới hãm hiếp và thủ tiêu Nông Thị Xuân.
    Câu 1958: “Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may!” cũng lại là lời trách móc Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã bỏ mặc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải.
    Câu 1968: “Lòng người nham hiểm biết đâu mà lường” chính là lời bình đau lòng của Nguyễn Du về biến cố Tết Mậu Thân. Nhiều người cho rằng, biến cố Tết Mậu Thân là một cuộc ‘tổng nổi dậy’ của dân quân Miền Nam. Nhưng thật ra, quân ở đây chỉ là những du kích mang danh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do lính Bắc Việt đội lốt. Còn dân ở đây chỉ là những cán bộ Cộng sản nằm vùng được tiếp tay của những kẻ đầu trâu mặt ngựa dẫn đường chỉ điểm. “Tại Huế, Cộng sản mở cửa các nhà tù để sử dụng phạm nhân, những tên tù tội dân sự này được giao nhiệm vụ lục soát, bắt bớ, tập trung và thủ tiêu dân chúng. Dân Miền Nam vừa nghe Việt Cộng tấn công đã bỏ nhà, bỏ ruộng vườn, tài sản, bồng bế nhau liều mạng đạp lên nhau để chạy trốn. Hình ảnh rõ ràng nhất là cảnh dân chúng Quảng Trị chạy trốn Cộng sản trên quốc lộ 1 và dân chúng trên Cao Nguyên bỏ Pleiku tháo chạy khi hay tin Quân Đoàn II rút về Quy Nhơn v.v…”
    Câu 1969: “Nữa khi giông tố phũ phàng,” cũng là lời bình cho hiện tượng bất hạnh Hồ Chí Minh. Chúng ta đều biết ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 và ngày 2-9-1969 thì tự vẫn vì ông nhìn lại quãng đời của mình sau nhiều thăng trầm và tủi nhục. Mặc dù đứng trên đỉnh cao chói lọi, nhưng ông lại không đủ sức để bảo vệ người đàn bà của chính mình. Ông cảm thấy ân hận khi đã chót theo con đường chủ nghĩa cộng sản – một chủ nghĩa quái đản đã huỷ hoại dân tộc và làm khổ biết bao người. Ông Hồ mất năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi và câu thứ 79 của Truyện Kiều là: “Trải bao thỏ lặn, ác tà”.
    Câu 1971: “Liệu mà xa chạy cao bay,” là lời cảnh báo, nhắn nhủ của Nguyễn Du đến hậu thế về cơn lũ lịch sử vào tháng 8 năm 1971. Cơn lũ này đã làm vỡ đê Sông Hồng và 100.000 người đã bị thiệt mạng. Đây chính là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm nay ở miền Bắc, và số tổn thất nhân mạng vượt quá sức tưởng tượng so với tổn thất chừng 1000 người trong các cơn lũ lịch sử vào năm 1999 ở miền Trung và năm 2000 ở miền Nam. Trận lũ năm 1971 cũng được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 của Cơ Quan Quản Trị Hải Dương và Khí Tượng Hoa Kỳ.
    Câu 1972: “Ái ân ta có ngần này mà thôi!” là cách nói ngược của tác giả nhằm ám chỉ cuộc xung đột qua lại giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân lực Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) năm 1972. Tháng 3 năm ấy, QĐNDVN bắt đầu tổ chức chiến dịch Xuân Hè tấn công qui mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến sâu vào hệ thống phòng ngự của VNCH với lực lượng ban đầu là 14 sư đoàn, 26 trung đoàn độc lập, bao gồm khoảng 120.000 quân, 1200 xe tăng và xe bọc thép. Càng về sau số lượng binh sĩ tham chiến càng đông hơn. Chiến dịch Xuân hè kết thúc vào tháng 10/1972 và VNCH bị thất bại khá nặng nề trên khắp các chiến trường miền Nam. Trước tình hình đó, Níchxơn đã huy động lực lượng lớn không quân, hải quân đánh trở lại miền Bắc để trả đũa chiến dịch Xuân Hè của Bắc Việt. Từ 18/12/1972 đến ngày 29/12/1972, cả thế giới chứng kiến cuộc không kích khủng khiếp nhất lịch sử chiến tranh hiện đại khi xuất hiện pháo đài bay chiến lược B.52 của Mỹ hòng biến Bắc Việt trở về thời kỳ đồ đá.
    Câu 1973: “Bây giờ kẻ ngược người xuôi,” ngụ ý nói tới cuộc chia tay lịch sử của quân đội Mỹ và quân lực VNCH. Như chúng ta biết, ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết và theo đó quân đội Mỹ phải rút hoàn toàn khỏi Việt Nam. Khi quân đội Mỹ đã rút về (xuôi) thì cũng có nghĩa là quân lực VNCH sẽ buộc phải tăng cường lên (ngược) những vùng trọng yếu.
    Câu 1974: “Biết bao giờ lại nối lời nước non?” là lời tiếc nuối khi một phần non nước bị rơi vào tay Trung Quốc và không biết đến bao giờ có thể lấy lại được. Từ ngày 17/1/1974 Hải quân Trung Quốc bắt đầu khai hoả cuộc chiến với Hải quân VNCH và chiếm giữ được quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974 cho đến nay.
    Câu 1975: “Dẫu rằng sông cạn đá mòn,” là lời báo trước giang sơn sẽ mất năm 1975. Không chỉ có vậy, hình như ông vẫn muốn an ủi điều gì đó trong này. Có phải ý ông muốn nói: Dẫu rằng đất nước (VNCH) có bị mất thì… tương lại của nó, mô hình của nó, tiếng tăm của nó sau này sẽ được thừa nhận hay sử dụng chăng? Để hiểu rõ hơn ý câu này xin quí vị hãy đọc câu tiếp theo (1976): “Con tằm có thác vẫn còn vương tơ”.
    Câu 1977: “Cùng nhau kể lể say xưa,” là lời báo trước của Nguyễn Du về sự kiện Việt Nam ra nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977. Ta cũng thấy tác giả nhắc đến vấn đề này qua câu thứ 209 rằng: “Ví đem vào tập Đoạn trường”. Đúng là bậc “Thánh Tiên, Thần Văn” mới có thể biết trước và gửi gắm thông tin tinh tế đến vậy!
    Năm 1979: “Mặt trông tay chẳng nỡ rời,” là cách Nguyễn Du nói mỉa mai người Trung Quốc khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới 1979. Trong khi họ tuyên bố “không tham vọng dù chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam”, nhưng kỳ thực, sau cuộc chiến này họ đã chiếm giữ khoảng 60 km2 lãnh thổ và Hữu Nghị Quan của nước ta.
    Câu 1980: “Hoa tì đã động tiếng người nẻo xa.” Nguyễn Du muốn nói đến sự kiện vào năm 1980, người Trung Hoa bên cạnh việc lên tiếng chỉ trích Việt Nam trên mặt trận ngoại giao, họ còn triển khai nhiều quân đoàn đối diện với biên giới và liên tục bắn pháo sang Cao Bằng của nước ta, nhằm gây sức ép buộc Việt Nam phải rút quân từ Campuchia về. Chính năm này cũng mở đầu cho những cuộc nã pháo đánh động suốt 10 năm sau đó.
    Câu 1981: “Nhận ngừng, nuốt tủi, lảng ra” là báo trước việc Việt Nam nhẫn nhịn, không muốn tiếp tục trong tình trạng bắn phá nữa nên ngày 02/01/1981 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đề nghị ngừng bắn. Tất nhiên, phía Trung Quốc đã phớt lờ đề nghị này.
    Câu 1984: “Hỏi: Chàng mới ở chốn nào lại chơi?” là lời báo trước quân Trung Quốc lại tràn sang biên giới năm 1984, tấn công vào Lạng Sơn, Hà Tuyên, chiếm được một số vị trí quan trọng như đồi 1509 (Lão Sơn), 772 ở phía tây sông Lô và các đồi 1250, 1030, Si Cà Lá (Núi Bạc mà Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn-Zheyin Shan) ở phía đông sông Lô. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11km, nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là đồi 685 và đồi 468, nằm cách biên giới khoảng 2km.
    Câu 1986: “Tìm hoa quá bước, xem người viết kinh.” Là lời báo trước Việt Nam sẽ phải mở rộng tầm nhìn, học hỏi các nước mà thay đổi. “Xem người viết kinh” ở đây là xem nước khác làm “kinh tế” mà thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế năm 1986.
    Câu 1995: “Hoa rằng: Bà đã đến lâu,” là lời nói của người Hoa Kỳ rằng tôi đã từng đến Việt Nam nhưng năm nay 1995 mới quay lại bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ.
    Câu 2000: “Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than,” là lời báo trước sự cố Y2K toàn cầu.
    Ngày 7/11/2006 Việt Nam vào WTO, ta thấy câu thứ 711 “Niềm riêng riêng những bồi hồi”. Tuy vậy, câu thứ 2006 lại có vẻ đầy lo ngại “Nghĩ càng thêm nổi sờn gai rụng rời”.
    Ngày 16/10/2007 Việt Nam thành thành viên không thường trực Liên Hợp Quốc thì câu thứ 1610 Nguyễn Du có viết: “Xấu chàng mà có ai khen chi mình”. Còn câu thứ 2007 ông viết: “Người đâu sâu sắc nước đời” xin được để dành cho quí vị suy nghẫm.
    Câu thứ 2009: “Thực tang bắt được đường này,” đây là câu ứng với năm nay 2009 một cách rõ nét nhất. “Thực tang bắt được đường này”, Không phải ngụ ý đến những vụ bắt bớ, giam cầm một số nhân vật hoạt động đấu tranh bất bạo động vừa qua với đầy đủ tang chứng, vật chứng. “Thực tang” ở đây là bản chất của lực lượng lãnh đạo đã bị lật tẩy và lộ rõ nguyên hình. “Đường này” cũng không phải là cuốn sách mang tên “Con Đường Việt Nam” trong vụ án Lê Công Định. Vậy “đường này” là đường nào? Phải chăng là đường lối qui phục Trung Quốc của các lãnh đạo qua hàng loạt những vấn đề nổi cộm như vấn đề biên giới, vấn đề lãnh hải và hải đảo, vấn đề Bauxite – Tây Nguyên? Chẳng phải một website của chính phủ Việt Nam chứa đựng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thể hiện rõ đường lối qui phục của lãnh đạo Việt Nam đó sao?

    Việc xuất hiện cuốn “Ma Chiến Hữu” của người Trung Quốc tại Việt Nam có phải là một tang chứng cho thấy đường lối phản bội lại nền độc lập và tự hào dân tộc của các lãnh đạo nước nhà hay không? Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Du mất năm 1820 nếu tính đến nay thì vừa tròn 189 năm. Nếu chúng ta qui đổi “189 năm” thành con số (1895) thì ta thấy câu thứ 1895 như sau: “Cúi đầu quì trước sân Hoa”. Vậy, Hoa ở đây là ai nếu không phải là Trung Hoa? Nếu là Trung Hoa thì ai cúi đầu quì trước Trung Hoa? Nếu quí vị trả lời được những điều trên thì câu thứ 2010 của Truyện Kiều sẽ không có gì làm khó hiểu.

    Thay cho lời kết “Giải Mã Sấm Kiều Phần I”, tôi xin được trích lại câu thơ thứ 2009 và 2010 để quí vị cùng suy nghẫm:

    “Thực tang bắt được đường này,
    Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng”.

    Việt Nam ngày 23 tháng 7 năm 2009
    (Copy từ Internet)
    Tags: suutam, vn
    Prev: Những điểm gở và chữ “T”
    Next: Sự quan liêu của quan chức cao cấp

    Trả lời

  10. […] Tổng Biên tập Báo của Đảng sao lại công khai gọi Quốc hội là Cuốc hội? […]

    Trả lời

  11. Posted by Kiến Con on 20.07.2011 at 09:33

    Con mụ ghê tởm…!

    Trả lời

  12. Gom con “TBT giống cái” này về khu đèn đỏ dành cho trâu bò chớ người không thèm đâu, ” Con đ… l… đoi ” ( Thật chớ bộ ) nó không có cọng nào cả.

    Trả lời

Bình luận về bài viết này