Cuộc Biểu tình 10/7/2011: Bài học của sự manh động thiếu tổ chức

Kami

Đã trở thành thường lệ, đã 5 tuần liên tiếp vừa qua, cứ tới ngày Chủ nhật là một số không nhỏ các bạn đọc trong và ngoài nước đều tập trung theo dõi diễn biến các cuộc Biểu tình tuần hành ôn hòa phản đối Trung quốc, của một số quần chúng nhân dân đa phần là các trí thức có tên tuổi, các học sinh, sinh viên tại các tỉnh thành phố trên cả nước, thông qua các trang mạng thông tin online lề trái. Đặc biệt là ở hai thành phố Hà nội và Sài gòn, tuy nhiên ở Hà nội tình hình diễn ra thuận lợi, chỉ gặp một số trở ngại nhỏ, không đáng kể của phía chính quyền gây ra. Điều đó khác hẳn với cách xử sự cấm đoán triệt để, kể cả bắt bớ của lực lượng An ninh đối với một số người tham gia biểu tình trong 4 tuần lễ tiếp theo, khiến các cuộc xuống đường ở Sài gòn hầu như tê liệt, không khởi động được.

Những kết quả ban đầu ấy, tuy còn quá nhỏ nhoi, với số lượng người tham gia ngày một giảm sút, nhưng nó cũng đã chứng tỏ không khí các hoạt động tập hợp biểu thị lòng yêu nước của một số quần chúng nhân dân, với sự dẫn đầu của một số nhân vật trí thức có tên tuổi đã khởi sắc trong một xã hội công an trị như ở Việt nam hiện nay, khi mà các hoạt động tụ tập đông người để biểu thị nguyện vọng của đám đông là điều hết sức cấm kỵ vì nó có nguy cơ gây mất ổn định xã hội.

Trên mạng báo chí blog lề trái, cùng với các trang BaSam, Dân làm báo, Nguyễn Xuân Diện Blog thì trang Tin tức hàng ngày Online hay Blog Kammi’s RFA cũng là một trong địa chỉ tường thuật, cập nhật trực tiếp các diễn biến của các cuộc Biểu tình tuần hành này. Những tuần đầu, trang TTHN cũng phối hợp cùng đăng tải các lời kêu gọi xuống đường tuần hành ôn hòa, với mục đích khởi động phong trào, với chủ trương những cuộc xuống đường tuần hành hoàn toàn để biểu thị lòng yêu nước của mỗi công dân Việt nam, để phản đối hành động bạo ngược kiểu kẻ cướp của chính quyền Trung quốc trong vùng Kinh tế đặc quyền của Việt nam trên Biển Đông và coi đó là các cơ hội tập dượt cho một thời điểm chín mùi có thể trong tương lai. Đó cũng chính là lý do vì sao tôi đã viết bài Đừng để chính trị hóa việc biểu tình chống Trung Quốc .

Lực lượng An ninh, mật vụ bắt giữ người Biểu tình ngày 10/7/2011

Hôm qua, thứ bảy ngày 9/7/2011 tôi được biết Thông báo cho biết “Sau năm tuần lễ liên tiếp biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội, hôm thứ Bảy 9-7 trên một số trang blog có thông tin nói hôm nay 10 tháng 7 sẽ không có biểu tình, nghỉ một tuần. Lý do vì phía công an cam kết vào ngày 10 tháng 7 sẽ không mời nguời thanh niên đọc tuyên cáo hôm 3 tháng 7 trước Nhà Hát lớn đi làm việc vào ngày hôm nay. Theo thông báo của một số nhân sĩ trí thức, đến 20h tối hôm qua, nếu không có cuộc làm việc nào của cơ quan nhà nước đối với em Nguyễn Văn Phương vào hôm nay Chủ nhật 10/7, thì sẽ ngưng biểu tình một ngày. Vào lúc 17h30′ tối qua, em Phương đã nhận được điện thoại của cán bộ An ninh CATP Hà Nội, báo cho biết ngày mai Chủ nhật, em không cần có mặt tại trụ sở công an quận Hà Đông, Hà Nội. Do vậy, các nhân sĩ, trí thức này cho biết sẽ ngưng biểu tình hôm nay, ngày 10/7.

Do vậy, tối 9/7 giới nhân sĩ trí thức Hà Nội sẽ mở một tiệc nhỏ để mừng em Phương, mừng quyết định hợp lòng dân của an ninh thành phố Hà Nội! Thành phần tham gia là các Nhân sĩ trí thức Hà Nội, các Nhân sĩ trí thức Sài gòn (định tham gia biểu tình sáng 10/7). Nhưng theo quyết định sẽ ngưng biểu tình hôm nay, ngày 10/7, nên các vị nhân sĩ trí thức Sài Gòn sẽ thức dậy lúc 05h để đi viếng các danh lam cổ tích từng ghi các chiến công oanh liệt chống giặc Phương Bắc trong lịch sử: Đền Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, Đền Hai Bà Trưng, Đền Đức Thánh Trần, Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh – Trưởng đoàn Ngoại giao VN sang TQ và bị nhà cầm quyền phương Bắc bức tử năm 1639….”

Theo tinh thần của thông báo trên thì như vậy, hôm nay 10/7/2011 việc xuống đường tuần hành ôn hòa Phản đối chính quyền & Trung quốc của quần chúng nhân dân ở Hà nội có lẽ sẽ tạm dừng theo kế hoạch đã dự kiến. Thông báo trên cho thấy thắng lợi bước đầu của việc tổ chức khéo léo, hợp lý của các cuộc Biểu tình tuần hành ôn hòa trong thời gian qua và sự nhượng bộ bước đầu của phía chính quyền. Nhưng cái lớn nhất đạt được đó là, về phía chính quyền đã đương nhiên phải công nhận và đối thoại với một bên là các vị Nhân sĩ trí thức, một việc mang tính đối thoại hiếm có, giữa hai bên trong chế độ cộng sản, toàn trị ở Việt nam.

Nhưng sự vui mừng đó không được lâu, vào lúc 9 giờ 20 phút sáng hôm nay Chủ nhật 10-7, một số ít người tại Hà Nội tiếp tục tập trung tại khu vực gần Đại sứ quán Trung Quốc để biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc có những hành động xâm lấn lãnh hải Việt Nam tại Biển Đông và trong số họ đã có 13 người đã bị bắt giữ. Theo tin từ trang Nữ Vương Công Lý đã cho biết “… lực lượng cảnh sát cầm loa dồn đẩy họ (người Biểu tình hướng về đường góc đường Nguyễn Tri Phương và Trần Phú. Tại đây, bắt đầu diễn ra cuộc trấn áp những người yêu nước, được cho là thô bạo nhất từ trước tới nay. Biện pháp trấn áp không có gì mới gồm : lực lượng chỉ điểm, một đám người mặc thường phục đeo băng đỏ, xe bít bùng và cả những chiếc xe bus chờ sẵn…” và “So với lần trấn áp những người đến tham dự vụ xử luật sư Cù Huy Hà Vũ, lần này, lực lượng cảnh sát rất thô bỉ: chửi tục và đánh đập không tiếc tay những người yêu nước. Tiếng kêu cứu của những người yêu nước chìm trong mớ hỗn độn của những lời tục tĩu của lực lượng công sai.”

Theo Đài Á Châu Tự do (RFA) cũng cho biết “… có thông tin nói hôm nay 10 tháng 7 sẽ không có biểu tình, nghỉ một tuần. Lý do phía công an cam kết vào ngày 10 tháng 7 sẽ không mời nguời thanh niên đọc tuyên cáo hôm 3 tháng 7 trước Nhà Hát lớn đi làm việc vào ngày hôm nay. Thế nhưng một số người vẫn tập trung tại khu vực gần Đại sứ quán Trung Quốc và họ đã bị câu lưu như thông tin mà người chứng kiến vừa trình bày.”

Có lẽ bởi vì như vậy, cuộc trấn áp chìm trong bạo lực của các lực lương An ninh, mật vụ, dân phòng đã diễn ra trong khoảng thời gian 15 phút, đã bắt giữ 13 người và đã nhanh chóng kết thúc trong sự kinh sợ của những người đi đường, với lý do thật đơn giản là cuộc biểu tình do quá ít người tham gia. Và đIều đáng nói nhất là nhóm người biểu tình vốn ít ỏi này có nhiều nhân vật bất đòng chính kiến “nổi cộm”, như ông Ngô Duy Quyền, chồng của nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân, bà Dương Thị Xuân và một số người khác. Đây là một sự thất bại nghiêm trọng của phong trào biểu thị lòng yêu nước của số đông quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của các Nhân sĩ trí thức như đã diễn ra trong 5 ngày chủ nhật liên tiếp của tháng 6-7/2011, bởi sự manh động, thiếu tổ chức và sự tính toán của một số ít người tham gia biểu tình nhưng tâm không hoàn toàn trong sáng, còn ít nhiều mang tính chống đối, thách thức chính quyền. Điều này rất dễ nhận ra trong sự thiếu tính tổ chức, qua trang phục, biểu ngữ, khẩu hiệu … của cuộc Biểu tình hôm nay 10/7 và 5 cuộc Biểu tình trước đây qua các bức ảnh sau đây.

Cuộc Biểu tình ở Hà nội ngày 12/6/2011

Và cuộc Biểu tình với số người tham gia quá ít ỏi, thiếu tổ chức
đã bị dập tắt ngày 10/7/2011

Không có lẽ những người tham gia cuộc Biểu tình chống Trung quốc ngày hôm nay (10/7) không biết rằng các nhân sĩ, trí thức này cho biết sẽ ngưng biểu tình hôm nay, ngày 10/7 ?

Đừng quên, bất kể việc gì, kể cả việc Biểu tình thể hiện lòng yêu tổ quốc của mỗi cá nhân cũng vây, có cơ hội đã là việc khó, gây dựng được phong trào thành nếp và duy trì nó trở thành một sinh hoạt bình thường trong một xã hội dân chủ còn khó hơn. Với 5 Chủ nhật liên tiếp, với 5 cuộc Biểu tình tuần hành ôn hòa phản đối Trung quốc đã diễn ra tốt đẹp dường như được coi là có sự ngầm bật đèn xanh của phía chính quyền. Nhưng những diễn biến tình hình trong quan hệ Việt trung đã có sự thay đổi ngấm ngầm từ bên trong, sau khi Trung Quốc và Việt Nam đã hội đàm ngày 25 tháng 6 tại Bắc Kinh sau chuyến đi thăm Trung quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Việt nam Hồ Xuân Sơn, cũng có thể là một lý do khách quan để giải thích cho sự đàn áp dân tới thất bại của cuộc Biểu tình chống Trung quốc ngày Chủ nhật 10/7/2011. Nhưng nguyên nhân chủ quan là do sự manh động, thiếu tính tổ chức và đặc biệt số lượng người tham gia quá ít ỏi, chưa kể tới một số nhân vật có “tên tuổi” đã và đang nằm trong vòng ngắm của lực lượng An ninh, đó là chưa nói tới chuyện cái tâm của một vài ai đó có thực sự trong sáng, không bị gợn đục bởi những vấn đề khác hay không?

Sự thất bại của cuộc Biểu tình hôm nay, không chỉ là bài học về việc bẻ một chiếc đũa và bẻ một bó đũa, mà ai đã trưởng thành đều phải hiểu, đó là tầm quan trọng của sự đoàn kết của số đông trước bạo quyền. Chuyenj 13 người bị bắt giữ câu lưu cũng chỉ là việc nhỏ, một vài ngày rồi họ cũng trả tự do. Nhưng cái mất mát lớn nhất là cái mầm tự do, dân chủ non nớt của hàng triệu tấm lòng và trái tim của những người yêu nước ấp ủ vun đắp, chỉ vừa mới nhú lên có 5 Chủ nhật, đã bị chính quyền dẫm nát không thương tiếc với lý do chẳng ra đâu vào đâu, không đáng có. Thật đáng tiếc, vì có lẽ mọi việc sẽ lại phải chờ và đợi cơ hội để làm lại từ đầu.

Đúng là sự nhiệt tình cộng với sự thiếu suy nghĩ, tính toán bỗng chốc trở thành sự phá hoại!

Một chiều buồn, ngày 10 tháng 7 năm 2011

———————–
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

51 responses to this post.

  1. Posted by kami bo lao on 10.07.2011 at 04:51

    Kami bố láo: Kami có dám xuống đường biểu tình chống Trung Quốc cùng chúng tôi không mà ở đó lên mặt dạy đời, chê bai lòng yêu nước của người khác, coi trời bằng vung? Đã hèn nhát mà cứ tỏ vẻ ta đây trí thức.

    Trả lời

    • Posted by KhôngOán on 10.07.2011 at 05:53

      Tại sao lại gọi là thất bại??? Bộ mặt thật thô bỉ của nhà cầm quyền đã lộ rõ với toàn thế giới văn minh. Những người không sợ cường quyền là những ANH HÙNG !!!
      Tôi nhát gan, tôi chỉ là con gián,… tôi bò ở đáy giếng thì tôi không được phép chê bai hành vi cuả những con đại bàng bay lượn trên cao!!!
      Yêu nước không phải là đặc quyền của ai, không phải là “nhân sỹ trí thức” mới được phép thể hiện lòng yêu nước. Người dân bình thường có tâm với nước thì “chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI” !!!

      Trả lời

    • Posted by LÝ YÊN CHÂU on 11.07.2011 at 01:27

      KAMI à!Dân bức xúc vì Tổ quốc bị ngoại bang gậm nhấm nên biểu tình thôi.Dân phản đối những kẻ nào hành động trái lòng dân,chứ tuyệt đối KHÔNG NGHE KẺ NÀO XÚI DỤC CẢ,càng không muốn lật ai cả.

      Việt Tân ư?Những bộ mặt bựa đó,xách dép cho dân Việt không đáng,cầm cờ nỗi gì?

      KM giỏi về “tổ chức” , “tập dượt “đi! TẦNG ĐỊA NGỤC thứ mười chín ĐANG ĐỢI SẴN!

      Dốt gì mà dốt,đã dốt lại kiêm ngu!

      Trả lời

  2. Posted by giaithecongsan2011 on 10.07.2011 at 05:04

    Quá đúng luôn, có gì đâu mà Kami gọi là thất bại ??? Thất bại hay không là có những người như Kami, nhận định sai lệch để làm nản chí những ai xuống đường biểu tình vì muốn bày tỏ lòng yêu nước của mình. Nếu Kami thật sự đứng về đoàn biểu tình, hãy dùng ngòi bút của mình chĩa về phía công an, hay bọn cầm quyền kìa, đừng chĩa về phía người biểu tình. Hành động như thế rất nhục nhã lắm Kami.

    Trả lời

    • Posted by ĐCSVN vô luân muôn năm on 10.07.2011 at 05:59

      Anh này luôn rêu rao là FẢN BIỆN, nhưng toàn nhè vào những người yêu nước VN mà FẢN BIỆN.

      Đủ hiểu mục đích là j rồi.

      Nếu tôi có nói sai, thì anh Kami đưa những bài viết, link dẫn của anh FẢN BIỆN lại Cộng Sản xem nào !

      Trả lời

  3. Posted by kami bo lao on 10.07.2011 at 05:05

    Việt gian hèn nhát Kami này mà dám dùng ngòi bút của nó để chĩa về phía công an, hay bọn cầm quyền kìa sao? Lầm to

    Trả lời

  4. Posted by ĐCSVN vô luân muôn năm on 10.07.2011 at 05:15

    Kami nói là “Một chiều buồn, ngày 10 tháng 7 năm 2011″ ?

    Ngồi ở bên Bankok mà ngó sang VN để thể hiện nỗi buồn, cũng đa đoan ra fết nhỉ !

    Cái này dân VN gọi là : THƯƠNG VAY – KHÓC MƯỚN !

    Há há ! Chế độ CSVN mà sụp đổ chắc Kami thương xót cỡ nào ! Chắc là khóc lóc lăn lộn dưới đất, bò lê bò toài từ Thái sang tận VN.

    Trả lời

  5. Posted by nhuhoacomay on 10.07.2011 at 05:20

    “Đúng là sự nhiệt tình cộng với sự thiếu suy nghĩ, tính toán bỗng chốc trở thành sự phá hoại!” Thất vọng với câu này của Kami. Không biết anh đứng ở lập trường nào mà phê phán như vậy?
    Chắc anh muốn nói nguyên câu của Lê-nin: “Sự nhiệt tình cộng với sự ngu dốt trở thành phá hoại”? Anh Kami quá cao ngạo mới nói một câu ác độc đối với những người bày tỏ lòng yêu nước đã bị bạo quyền đàn áp thẳng tay. Trong trường hợp này, anh không thấy mình tàn nhẫn quá hay sao?

    Trả lời

    • Posted by Ẩn danh on 11.07.2011 at 04:17

      “Sự nhiệt tình cộng với sự ngu dốt trở thành phá hoại” dành cho kami hợp lý hơn

      Trả lời

  6. Posted by kami bo lao on 10.07.2011 at 05:25

    Thật nhục cho người tự cho mình là trí thức thông thái như Kami nhưng hành động và lương tâm còn thua xa anh xe ôm trong đoàn người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.

    Trả lời

  7. Posted by ĐCSVN vô luân muôn năm on 10.07.2011 at 05:26

    Cứ ngầm júp CS đi anh Kami, rồi sẽ có trọng thưởng !

    Trả lời

  8. Posted by minhminh on 10.07.2011 at 06:28

    Tôi thường vào bloc của KAMI để đọc bài viết của KAMi!Nhưng đọc bài này thất vọng quá!KAMI nhận định sai lầm quá!Chính quyền CS ở mọi nơi đều hành xử như nhau!Khi cảm thấy có lợi họ để cho anh biểu tình,họ theo dõi và đưa những thành phần họ muốn xử lý rau này vào “sổ đen”!Đến một lúc nào đó cũng vì lợi ích của họ,họ sẽ thẳng tay đàn áp!
    Càng đàn áp càng lộ rõ bản chất du côn của chính quyền,càng mất lòng tin của nhân dân.Đến một lúc nào đó người dân không chịu được,hết sợ hãi sẽ vùng lên lật đổ chính quyền!Đó là quy luật tất yếu của lịnh sử!

    Trả lời

  9. Posted by minhminh on 10.07.2011 at 06:39

    Tôi tin rằng chủ nhật này nếu các nhân sỹ,trí thức có tổ chức thì chính quyền CS cũng sẽ đàn áp!
    Hãy nhìn nhận đúng bản chất của CS!
    Đừng đổ hậu quả là do nhười khác!KAMI!

    Trả lời

  10. Posted by minhminh on 10.07.2011 at 07:18

    Nhân sự cấp cao đã được chia chác định đoạt rồi!
    Biểu tình gì nữa!
    Dẹp bọn biểu tình đi thôi!
    Không còn cần bọn này nữa!

    Trả lời

  11. Posted by teo- on 10.07.2011 at 07:29

    mấy người nói quả không sai,những phát biểu cua kami nghe rất tiêu cực về một khía cạnh nào đó như thể ông đang tưới nước dập ngọn lửa
    yêu nước đang bùng lên cao với sức nóng đang lan tỏa mạnh mẽ,như ý chí,tinh thần của người dân việt khắp nơi đang nhất tề vùng lên theo tiếng gọi của non sông. cả hai miền nam bắc cùng hòa nhịp đập cùng một trái tim.với khí thế của cao trào cách mạng dân tộc đang lớn mạnh như vậy,thay vì động viên đồng bào bằng những sáng kiến rút ra từ kinh nghiêm của người huong dan đồng bào,ông lại buông ra những câu nói thọc gậy đó,rất buồn ông kami a!

    Trả lời

  12. Posted by Hồng Hà 123 on 10.07.2011 at 07:50

    Những cuộc xuống đường biểu hiện lòng yêu nước ,chống kẻ thù truyền kiếp phương Bắc gây hấn ở biển Đông của nhân dân ta vừa qua ,xuất phát từ lòng yêu nước tự giác của mỗi công dân ,không hề do một nhóm người nào, tổ chức chính trị nào lãnh đạo cả.Ngọn lửa yêu nước như một lẽ tự nhiên ,bùng lên từ các bạn trẻ ,được sự hưởng ứng mọi tầng lớp nhân dân,trong đó các nhân sỹ ,trí thức.Ở đây ,động lực và cánh tay đòn là tuổi trẻ,các bâc cha anh,các nhân sỹ trí thức là điểm tựa.
    Mới chỉ đơn giản thế mà thôi ,đừng nên qui chụp những gì mà nó chưa thể có.

    Trả lời

  13. Posted by nguoi dan on 10.07.2011 at 09:27

    bác Kami mới là người cần rút kinh…. nguyệt nhé.
    Kami hãy đọc xem bao nhiêu bài com. lên án Kami.

    Thất bại là mẹ thành công, cho du cuộc biểu tình bị đàn áp như một”tiệu thiên an môn”, nhưng sẽ là bão tố quét sạch lũ bán nước.

    Trả lời

  14. Posted by ĐCSVN vô luân muôn năm on 10.07.2011 at 10:50

    XIN THỀ là từ nay trở đi đưa anh Kami vào tầm ngắm !

    Trả lời

  15. […] Cuộc Biểu tình 10/7/2011: Bài học của sự manh động thiếu tổ chức (Kami). Có vẻ như thời gian gần đây, Kami đã chuyển sang chuyên viết về đề […]

    Trả lời

  16. Posted by Ẩn danh on 10.07.2011 at 11:53

    “Nhưng sự vui mừng đó không được lâu,…”
    Sao lại vui mừng vì không có biểu tình chống TQ? Ai vui mừng vậy Kami?
    Chỉ có nhà cầm quyền và CA là vui mừng thôi vì họ không cần phải mất thời gian đi đàn áp biểu tình yêu nước. Chỉ câu này thôi thì mọi người cũng biết Kami này là ai rồi.

    Trả lời

  17. Posted by ĐCSVN vô luân muôn năm on 10.07.2011 at 11:53

    Có vẻ như thời gian gần đây, Kami đã chuyển sang chuyên viết về đề tài “biểu tình”? Nhưng khi đã muốn “chuyên” thì phải chắc, tức là phải cẩn trọng (hoặc sáng trong) với ngôn từ, ý tứ. Xin tạm nhặt ra vài ý:

    1- “Những tuần đầu, trang TTHN cũng phối hợp cùng đăng tải các lời kêu gọi xuống đường tuần hành ôn hòa, … để biểu thị lòng yêu nước, … và coi đó là các cơ hội tập dượt cho một thời điểm chín mùi có thể trong tương lai.” Vậy cái “thời điểm chín mùi …” này là cái gì đây? Có phải tác giả đã làm như vô tình ghép mục đích của các cuộc biểu tình hoàn toàn vì chủ quyền đất nước vào một thứ mục đích khác mà trong sâu thẳm chính quyền rất lo ngại hay không? Thậm chí còn như muốn chứng tỏ mục tiêu chủ quyền quốc gia chỉ là cái cớ, thứ để “tập dượt”, còn mục tiêu chính, sâu xa là thứ khác cơ? Rất nguy hiểm!

    2- Một nguy hiểm khác nữa, đó là ở những khái niệm “tổ chức khéo léo”, “thiếu tổ chức” (biểu tình) được lặp đi lặp lại, chính quyền phải “công nhận và đối thoại” với các vị trí thức, hay từ thông báo của một số trí thức tạm nghỉ biểu tình 1 ngày mà khẳng định coi đó như là của giới lãnh đạo biểu tình, rồi đặc biệt là câu “… phong trào biểu thị lòng yêu nước của số đông quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của các Nhân sĩ trí thức” đã vô hình chung dựng chuyện rằng các cuộc biểu tình tự phát vừa qua là có sự lãnh đạo, tổ chức của giới trí thức.

    3- Không biết tác giả dựa vào đâu mà khẳng định “sự tính toán của một số ít người tham gia biểu tình nhưng tâm không hoàn toàn trong sáng …”? Có phải là chủ yếu dựa vào một khẳng định rất kỳ cục rằng “Không có lẽ những người tham gia cuộc Biểu tình chống Trung quốc ngày hôm nay (10/7) không biết rằng các nhân sĩ, trí thức này cho biết sẽ ngưng biểu tình hôm nay, ngày 10/7 ?” Vậy là từ việc vài vị trí thức tự quyết định không tham gia biểu tình 1 ngày, mà lại có thể thay cho tất cả người dân hay sao? Lại vẫn là lối “chụp” cho trí thức cái “mũ” lãnh đạo biểu tình.

    4 – Và, để thay cho lời kết, xin mượn lời Kami, rằng hình như “sự nhiệt tình (của Kami, với mục tiêu nào đó chưa rõ) cộng với sự thiếu suy nghĩ, tính toán (trong lối viết) bỗng chốc trở thành sự phá hoại” cho mối quan hệ chính quyền-người dân, trong đó có các vị nhân sĩ, trí thức, với mục tiêu chung là bảo vệ chủ quyền đất nước.

    – Cái tựa này trên báo WSJ không ổn rồi, sao gọi là “China Sea”? China Sea dispute looms large in U.S. visit (WSJ). Đành rằng cái tựa cần ngắn gọn, nhưng bỏ bớt chữ “South” lại càng làm cho TQ tưởng rằng, ít nhất là tờ báo này đã đồng ý đó là vùng biển của họ.

    Copy từ A3S.

    Trả lời

  18. […] Cuộc Biểu tình 10/7/2011: Bài học của sự manh động thiếu tổ chức (Kami). Có vẻ như thời gian gần đây, Kami đã chuyển sang chuyên viết về đề […]

    Trả lời

  19. Posted by mongterlis on 10.07.2011 at 17:53

    Trương Duy Nhất rồi Kami
    Cuối cùng cũng lộ những gì bên trong!

    Trả lời

  20. Những ai có ảo tưởng là chính quyền(ĐCSVN) nhượng bộ những người biểu tình… thì họ là những đứa trẻ ngây thơ !ĐCSVN giành chính quyền từ bạo lực thì không có lí gì họ không bảo vệ sự độc tài đó bằng bạo lực!Và sau đó hình thành Việt nam tỉnh(sự trở về Trung hoa nước mẹ) đó chẳng phải là mục đích cao cả của ĐCSVN đó sao???ĐCSVN muôn năm!

    Trả lời

  21. Posted by Ẩn danh on 10.07.2011 at 19:33

    Tôi nhớ ra rằng đã tình cờ đọc mấy câu thơ này từ năm 2009 trong “Giải Mã Sấm Kiều”, đường link sau:
    http://bantinviet.multiply.com/journal/item/2
    “Âm dương đắc dịp trùng phùng
    Khởi ngũ ngũ nhịp chuyển rung ác quyền
    Nước Nam hào khí ba miền
    Tháng năm ngày tổng động viên cửu về”
    Bây giờ mới thấy quả nhiên đúng như vậy. Năm 2010 đúng như dự đoán, sẽ có một đột biến khởi đầu đó là lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội sử dụng quyền của mình không thông qua đề án của Chính phủ. Đến năm nay 2011 thì biểu tình bắt đầu ngày mồng 5 và diễn ra 5 lần liên tiếp.

    Trả lời

  22. Posted by Ẩn danh on 10.07.2011 at 19:55

    Mọi người hãy xem lại xem có tấy cái gì không nhé! Tôi vẫn thấy nó gai gai người. Đúng là bọn phản động!

    Giải mã sấm Kiều Aug 24, ’09 4:32 AM
    for everyone
    Lý Công Bằng – ĐDCND

    Xưa nay người ta mới chỉ đánh giá Truyện Kiều của Nguyễn Du ở góc độ thuần tuý văn học với bút lực tài tình, “tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt”, “khiến ai đọc cũng phải ngậm ngùi thấm thía như đứt ruột” (Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân)…, chứ chưa có ai đưa ra quan điểm khẳng định: đây là một áng “Văn Thần, Thi Sấm” vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

    Tuy vậy, từ lâu Bói Kiều đã được dân gian ta truyền tụng cho nhau và trở thành một nét văn hoá, nâng đỡ, nuôi dưỡng tinh thần của biết bao con người khi lâm vào cơn bĩ cực. Nét văn hoá ấy đến từ đâu? Có phải ngẫu nhiên người ta lại chọn những câu trong Truyện Kiều làm lời giải cho những chuyện lành giữ của cuộc đời mình? Chắc chắn không phải vậy! Truyện Kiều tự thân nó có một sức mạnh huyền bí và hấp dẫn riêng, trong khi các tác phẩm văn học khác thì không hề có được điều này. Mặc dù vậy, người ta cũng mới dừng lại ở chỗ đánh giá và tin tưởng rằng, nếu thành tâm, Kiều có thể cho người ta biết tình thế hiện tại, tương lai của chính cá nhân mình mà thôi. Chỉ có vậy thì chưa đủ và chưa đúng tầm của Truyện Kiều. Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm văn học kiệt xuất của thế gian mà hơn thế nữa, đó là một “áng văn thần, thi sấm của dân tộc Việt Nam”; mượn câu chuyện tình bi ai và số phận người đàn bà dưới thời phong kiến mà đưa ra lời báo trước những sự việc, những biến cố lớn lao của nước nhà trong suốt cả ngàn năm. Không những thế Nguyễn Du cũng tiên đoán nhiều vấn đề lớn của nhân loại thông qua tác phẩm bất hủ này. Thật đúng là bậc “Thánh Tiên, Thần Văn”!

    Thực ra, trước đây tôi đã từng nghe người ta nói về một vài trường hợp mà họ cho là trùng khớp ngẫu nhiên của Truyện Kiều, nhưng đến nay, sau khi đã nghiên cứu nghiêm túc thì tôi chắc chắn đây không phải ngẫu nhiên, mà trái lại nó hoàn toàn là chủ ý của tác giả. Mọi việc trên đời dường như đã được Nguyễn Du biết trước và gửi gắm một cách tinh tế những thông điệp ấy qua kiệt tác văn học của chính mình.

    Ví dụ ở câu thứ 83 trong tổng số 3254 câu Kiều là lời khóc than, thương cho số phận người đàn bà như: “Đau đớn thay phận đàn bà”. Rõ ràng chúng ta thấy, ngày Quốc tế Phụ nữ mà nhân loại hàng năm kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã và đang kỷ niệm là ngày 8 tháng 3. Hoặc câu thứ 200 viết rằng: “Mà sao trong sổ đoạn trường có tên” cũng làm chúng ta buộc phải suy nghẫm đến khả năng Nguyễn Du đã biết trước được tương lai của mình. Bởi vì, năm 1965 vừa đúng 200 năm sau năm sinh của tác giả thì UNESCO đã công nhận ông là Danh nhân Văn hoá Thế giới. Hơn thế nữa, từ năm 1765 – năm sinh của ông, tính đến nay năm 2009 vừa đủ 244 năm thì câu thứ 244 lại là: “Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong”. Điều này hoàn toàn có thể là lời thách đố của Nguyễn Du dành cho hậu thế để tìm hiểu ngụ ý đích thực của ông khi viết Đoạn Trường Tân Thanh.

    Người ta vẫn chưa tìm ra năm Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào năm nào, tuy nhiên, bằng trực cảm tâm linh tôi tin rằng ông viết Kiều vào năm 1805 và câu thứ 1805 ta thấy: “Bước ra một bước một dừng”. Có lẽ ngụ ý của tác giả chính là “Viết ra một viết một dừng” (tức ông viết không liền mạch). Kể từ năm ông viết Truyện Kiều đến nay (1805 – 2009) vừa đủ 204 năm và chúng ta thấy ngay câu Kiều thứ 204 như sau: “Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời”. Không biết bút hoa ở đây là bút của ai, nhưng tôi tin chắc, chúng ta sẽ được đón nhận sự tô điểm đầy bất ngờ, làm tăng thêm cho giá trị của kiệt tác vốn đã lừng danh thế giới này.

    Truyện Kiều mở đầu bằng bốn câu thơ có tính khái quát nhân tình thế thái. Tuy nhiên, bốn câu thơ ấy cũng là những lời tổng quát chung nhất của lịch sử Việt Nam kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến nay.

    1..Trăm năm trong cõi người ta,

    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

    Trải qua một cuộc bể dâu,

    4.Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

    Xin hãy bình tĩnh và suy nghẫm từng câu một của Nguyễn Du:
    Câu thứ nhất viết: “Trăm năm trong cõi người ta”, ở đây ngụ ý của tác giả muốn nói rằng, đất nước ta sẽ trải qua trăm năm trong cõi của nước khác, và sự thật lịch sử đã chứng minh, khoảng giữa thế kỷ 19 triều Nguyễn suy yếu và Việt Nam biến thành thuộc địa của thực dân Pháp ngót trăm năm sau đó.

    Sau ngót trăm năm Pháp thuộc nhân dân ta lại dành được chính quyền, nhưng tiếc rằng lúc này thế thời đã không chiều lòng quân tử. Trong khi đó, những kẻ tiểu nhân và lòng dạ hẹp hòi thì lại đắc mệnh đế vương và lãnh đạo đất nước. Những người có tài, có đức, có thể giúp nhân dân khắc phục đói nghèo, lạc hậu thì lại bạc mệnh và bị bè lũ gian tham, độc ác hãm hại. Chính vì điều này mà câu thơ thứ hai của Truyện Kiều tựa như lời an ủi những đấng anh tài mệnh bạc: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.

    Do những kẻ tham tàn lãnh đạo đất nước nên nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh lầm than, thua kém các nước khác. Cảnh bất công, ngang trái, đói nghèo, mất nhân quyền là “đặc sản” suốt một thời gian dài của nhân dân sống trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương này. “Trải qua một cuộc bể dâu” là câu thơ thứ 3 và tự nó ít nhiều đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn thực tế trên.

    Câu thơ thứ 4 trong Truyện Kiều có viết: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Đọc như vậy khiến nhiều người đặt câu hỏi, những điều ở đây là những điều gì? Phải chăng là những điều Nguyễn Du đã chứng kiến, đã nhìn thấy? Điều ấy đương nhiên là đúng. Tuy vậy, hãy đi tìm hiểu ngụ ý của tác giả khi biết rằng, ông mượn chuyện quá khứ để báo trước chuyện tương lai thì chúng ta sẽ thấy rõ hơn.

    Những năm gần đây, các nhà lãnh đạo đất nước ta (ĐCSVN) mỗi lúc một công nhiên tước đoạt nhân quyền, đàn áp nhân dân và ngày càng thể hiện rõ bản chất độc đoán, chuyên quyền của họ. Điều 4 trong bản Hiến Pháp năm 1992 của nước ta đã thể hiện đậm nét nhất bản chất trên. Nội dung Điều 4 như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

    Tự thân Điều 4 của bản Hiến pháp năm 1992 đã phá huỷ nền tảng của của chính bản Hiến pháp ấy. Điều 4 này đã mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 21, Điều 50, Điều 83 và nhiều Điều khác nữa. Để chứng minh cho những phi lý trên thì không khó khăn gì, tuy nhiên, nếu người đọc quan tâm có thể tra cứu trên internet sẽ thấy rất nhiều người đã và đang lên án gay gắt, đòi huỷ bỏ Điều 4 để thúc đẩy đất nước. Trong khi đó, ông chủ tịch nước “đáng kính” – Nguyễn Minh Triết của chúng ta lại phát biểu “bỏ Điều 4 là tự sát”. Tại sao lại là tự sát? Phải chăng chính các lãnh đạo cũng hiểu được rằng lòng dân ngày nay không phục đảng Cộng sản, và nếu để đảng Cộng sản sống trong vòng cạnh tranh công bằng với các đảng phái đối lập khác đang từng bước phát triển thì đảng Cộng sản sẽ chết??? Như vậy, câu thơ thứ tư: “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” thì điều trước tiên phải kể đến ở đây là Điều 4 của bản Hiến pháp 1992.

    Ngoài ra, điều trông thấy cũng không kém phần đau đớn đó là Điều 69 của chính bản Hiến pháp hiện hành nước ta. Nội dung của Điều này là: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Thực ra, đây là một cái bánh vẽ mà đảng Cộng sản Việt Nam vẽ ra chứ không ai được “ăn” nó. Nó tráo trở giống hệt như con số 6 và con số 9 của Điều này vậy. Phần đầu của Điều 69 thì nói rằng công dân có quyền,…v.v…, nhưng đến cuối Điều 69 thì lộn ngược trở lại rằng theo quy định của pháp luật – thế là hết! Như chúng ta thấy, Hiến pháp ghi rằng công dân có quyền biểu tình, quyền được thông tin …. nhưng cho đến lúc này thì luật biểu tình cũng chưa có, luật tiếp cận thông tin cũng chưa xong v.v… Mà cho dù nó có hoàn tất đi chăng nữa thì những quyền đích thực của con người vẫn không được đáp ứng. Bởi vì, đời thủa nào đã đến mức không thể chịu nổi phải biểu tình (biểu lộ tình cảm), đình công (dừng công việc, hay nghỉ làm) lại phải xin phép và được đồng ý bao giờ? Thật vớ vẩn hết chỗ nói!

    Chưa hết, điều rất đau lòng nữa mà chúng ta thấy đó là Điều 88 của Bộ luật Hình sự – một Điều luật có những khái niệm rất mơ hồ, nên đã tạo cơ hội cho các cơ quan thi hành pháp luật tuỳ tiện hay độc đoán, khiến cho việc áp dụng luật pháp không còn nghiêm minh. Theo Điều này, tội phạm sẽ bao gồm những người có các hành vi: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây thực sự là một điều đau lòng, khiến nhiều con dân Việt Nam vì mong mỏi sự phát triển cho đất nước, vì mong mỏi nhân dân được hưởng những quyền lợi thiêng liêng và cơ bản của mình mà không ngại ngần nói ra sự thật để rồi bị đảng Cộng sản vu cho là xuyên tạc, phỉ báng, bịa đặt…v.v… Chính vì thế mà Điều 88 Bộ luật Hình sự trở thành biểu tượng đích thực của 2 cái còng số 8 khoá chặt cả chân, lẫn tay của các nhà đấu tranh cho dân chủ và một Việt Nam phát triển. Đau đớn thay!

    Năm câu thơ tiếp theo của Truyện Kiều là lời báo trước về những biến cố lớn lao đã âm ỉ và sẽ xảy ra trong một hay vài năm tới đây.

    5.. Lạ gì bỉ sắc tư phong,

    Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

    Cảo thơm lần giở trước đèn,

    Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.

    9.Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,

    Câu thơ thứ 5 ghi: “lạ gì bỉ sắc tư phong”. Nếu hiểu “ bỉ sắc tư phong” theo chữ Nôm thì có nghĩa là người được dồi dào về tài sắc thì kém cỏi về số mệnh, nhưng đó chỉ là cách hiểu thông thường chứ chưa phải là cái ẩn ý mà Nguyễn Du dấu kín trong đó. Xin được tiết lộ một chút về điều này vì thời điểm cũng đã đến rất gần. “Bỉ” là đọc chệch của “bí”, mà “bí” cũng có nghĩa là “bí mật”. Ẩn ý ở đây chỉ trong 2 chữ “sắc” và “phong”. Không ai biết có chuyện “sắc phong” này, nhưng với Nguyễn Du thì biết rất rõ về sắc phong bí mật của Vua Cha Bát Hải dành cho ai đó, khi mà những “điều đau lòng” đã xảy ra. Vì thế câu thứ 5 cần được hiểu theo nghĩa: “lạ gì mật sắc riêng phong” mới là ngụ ý chính của ông.

    Câu thơ thứ 6 có viết: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Nếu hiểu thông thường thì có nghĩa là tạo hoá hay ghen ghét người đẹp. Tuy nhiên, ở góc độ giải mã câu thần của Nguyễn Du, hay ở góc độ hưởng ứng lời thách đố của tác giả “Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong” (câu thứ 244 ứng vào năm 2009) thì ý nghĩa của nó khác đi rất nhiều. Đánh ghen ở đây cần phải được hiểu là sự trả đũa của người đã bị lợi dụng, bị lừa dối và bị bội bạc về tình. Trong trường hợp này cần hiểu tình là tình đồng bào hay tình người. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở câu thứ 1945: “Đã cam chịu bạc với tình” (năm 1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nhân dân ta đã đồng lòng, nhất chí dưới sự lãnh đạo và chèo lái của những người theo chủ nghĩa cộng sản và cũng có nghĩa là nhân dân ta đã cam chịu, hay đã chấp nhận sự bội bạc của đảng Cộng Sản Việt Nam về sau).

    Để rõ hơn ý nghĩa của câu thứ 6 ta nên tham khảo câu Kiều thứ 1874 rằng: “Máu ghen đâu có lạ gì mà ghen”. Ở đây ta bắt gặp ông dùng tù “ghen” để ngụ ý đến cuộc nổi dậy của Trần Tấn, Đặng Như Mai chống lại triều đình Huế thoả hiệp với giặc Pháp và khởi nghĩa Văn thân Nghệ Tĩnh năm 1874.

    Như vậy, ngụ ý của tác giả trong câu thứ 6 muốn nói rằng: sẽ có sự giúp đỡ, vạch đường, chỉ lối của Trời cao giúp nhân dân ta vùng dậy, đấu tranh với thế lực đã lợi dụng tín nhiệm, lừa dối, và phản bội lại quyền lợi của nhân dân v.v…

    Câu thơ thứ 7: “Cảo thơm lần giở trước đèn” là nói đến tờ giấy thơm nào đó được đặt trước một ngọn đèn thiêng, có chứa đựng nội dung kể tội đảng Cộng sản và nguyện vọng xây dựng một nhà nước Pháp quyền văn minh và cường thịnh.
    Câu thơ thứ 8: “Phong tình cổ lục lưu truyền sử xanh”, tức là sau này người ta sẽ tìm ra tờ giấy bí mật trên và lưu truyền mãi mãi câu truyện này.
    Câu thơ thứ 9: “Vào năm Gia Tĩnh triều Minh”, là lời báo trước thời điểm bắt đầu xảy ra biến cố chính trị lớn của nước ta do nhân dân vùng dậy vào năm Gia Tĩnh của triều đại Hồ Chí Minh. Vậy năm Gia Tĩnh ở đây là năm nào? Nếu theo cách hiểu thông thường thì Gia Tĩnh là Niên hiệu của vua Thế Tông nhà Minh. Nhưng ngụ ý của Nguyễn Du thì không đơn giản là vậy. Ông muốn gợi ý cho hậu thế biết đến 2 chữ Thế Tông và chữ Minh mà thôi. Chữ Minh thì là Hồ Chí Minh, còn chữ Thế Tông là cách nói và viết ngược của chữ Thống Tê (Thống Tê = Tê Thống). Thống Tê hay Tê Thống có nghĩa là chữ Tê làm đầu (Tê = T). Như vậy, chủ ý đích thực của tác giả là vào năm nào của triều đại Hồ Chí Minh mà những vấn đề nổi bật, tên tuổi nổi bật có chữ T làm đầu thì là năm xảy ra biến động chính trị lớn. Đây sẽ là năm khởi đầu cho cuộc đấu tranh thắng lợi, giúp nhân dân dần thoát khỏi sự trà đạp, lừa mị, hay thác loạn của giai cấp thống trị (ĐCSVN) và xây dựng một đất nước Pháp quyền mà ở đó nhân quyền được bảo đảm v.v…

    Gần đây, trong dân gian có truyền tụng 2 câu lục bát bí ẩn mà nội dung hoàn toàn trùng khớp với ngụ ý của Nguyễn Du, xin được trích lại để người đọc tham khảo:

    “Bao giờ hội đủ chữ T
    Thượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai”

    Chúng ta hãy cùng nhau kiểm điểm xem thời điểm những năm gần đây đã xuất hiện những vẫn đề có chữ T làm đầu hay chưa. Xin thưa rằng: chữ T ngoài ý nghĩa là chữ “Thời” (trừu tượng) ra thì ở đây hoàn toàn có thể là chữ Tham (Tham nhũng mỗi lúc một gia tăng và Trằng Trợn), chữ Thổ (lãnh thổ bị xâm lấn do đảng Cộng sản nhượng bộ bán đất và biển cho Trung Quốc, chữ Thổ cũng có nghĩa là vấn đề đất cát với giá cao ngất trời; chuyện thu hồi ruộng đất của nông dân làm nhà máy xí nghiệp cũng khiến lòng dân không phục đảng CSVN), chữ Trường (Trường Sa đang nguy biến), chữ Tài (Tài chính khủng hoảng và trong chữ độc Tài Toàn Trị), chữ Tây (Tây nguyên với dự án Bauxite và trong chữ Hà Tây khi sáp nhập vào Hà Nội), chữ Thông (trong vấn đề giao Thông ùn Tắc), chữ Thầy Trò (Thầy không ra Thầy và Trò không ra Trò), chữ Tấm (một Tấm gương đạo đức giả tạo được che đậy, nay rất Tốn Tiền để vận động và học Tập), chữ Thừa (Thừa lao động), chữ Thiếu (Thiếu việc làm, Thiếu niềm Tin, Thiếu Tự do, đặc biệt là vấn đề tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo,…), chữ Thống (Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khác với Giáo hội Phật giáo Việt Nam bởi chữ T = Thống nhất), chữ Thiên (trong chữ đạo Thiên chúa), chữ Thiên Tai (ngày càng nhiều dịch bệnh quái lạ xảy ra.

    Hiện tượng mưa lớn Thất Thường khiến nhân dân phải sống trong lụt lội vì nước dâng không thoát kịp. Hà Nội và Sài Gòn ngày càng dễ dàng bị lụt nếu chỉ cần trời đổ mưa lớn trong vòng 2 tiếng. Xin lưu ý, nước được gọi là Thuỷ (T)), chữ Thái (trong vụ lình sình giáo xứ Thái hà – một mâu thuẫn khó có thể hàn gắn thể hiện rõ bản chất đen tối và hủ bại của đảng Cộng sản Việt Nam), chữ Trống (trong vụ vườn hoa Hàng Trống – đây cũng là một mâu thuẫn to lớn giữa bà con giáo dân với đảng CSVN…. Điều kỳ lạ ở đây là xây dựng vườn hoa Hàng Trống tại số 42 Nhà Chung, nhưng khi đặt tên thì đảng CSVN lại đặt là vườn hoa Hàng Trống và Hàng Trống thì có 1 chữ T- đúng là điềm gở), chữ Tư (trong Điều Thứ Tư của Hiến pháp – một Điều đã và đang bị lên án huỷ bỏ vô cùng gay gắt cả dư luận trong và ngoài nước), chữ Tám Tám (trong Điều 88 của Bộ luật Hình Sự – đây cũng là một Điều luật bị tẩy chay rất nhiều, nhất là kể từ khi đảng Cộng sản Việt Nam ra lệnh bắt bớ và xử ép một loạt các nhà hoạt động cho dân chủ) v.v…

    Nhưng vấn đề đặt ra là khi nào, năm nào thì sẽ có biến động lớn về chính trị? Chúng ta thấy, ngày càng nhiều Trí Thức (2 chữ T) đoàn kết với nhau, cùng ký tên hay viết Thư (T) gửi các lãnh đạo nhà nước để sửa đổi hay phản biện lại chủ trương chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng 3 (Tam) lần viết Thư (T) gửi các lãnh đạo nước nhà để phản đối dự án Bauxite – Tây Nguyên. Tuy nhiên, chỉ có vậy thì chắc là chưa đủ. Vậy, khi nào sẽ hội đủ chữ T? Năm 2010 tới đây có liên quan gì đến chữ T không? Xin thưa là cũng có thể, vì năm 2010 là năm thủ đô cũng như cả nước tổ chức Đại lễ kỷ niệm “Thăng Long Nghìn Năm”. Chữ Nghìn thì theo tiếng Nôm vẫn gọi là Thiên, chữ Năm được gọi là Tuế hay Tuổi, còn chữ Long dân gian vẫn quen gọi là Thìn.
    Trong khi đó, Chủ tịch nước ta nhiều khả năng vẫn là ông Triết (T); người đứng đầu cơ quan quyền lực tối cao của Việt Nam vẫn là ông Trọng (T); người đứng đầu thủ đô – nơi diễn ra đại lễ Thăng Long Nghìn Năm vẫn là ông Thảo (T); Thủ tướng Việt Nam (2 chữ T) chắc cũng chưa thể nguôi ngoai với đơn kiện của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ về vụ Bauxite – một sự kiện chưa từng xảy ra đối với các nước xã hội chủ nghĩa, và cũng là sự kiện hiếm hoi trên thế giới. Như vậy, nhiều khả năng một biến động lớn sẽ xảy ra vào năm 2010. Có lẽ sẽ xuất hiện cuộc xuống đường biểu tình (đấu tranh bất bạo động) lớn nhất trong lịch sử của nước ta vì câu Kiều thứ 2010 cho thấy là: “Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng”.

    Tại sao những vấn đề có chữ T làm đầu, khi hội tụ đầy đủ lại trở thành vấn đề nhức nhối và gây ra biến động đến như vậy? Thực tế chúng ta thấy, chữ T có hình tượng gần giống với chữ hạ trong Hán – Nôm. Mà Hạ có nghĩa là đem xuống dưới thấp, lật xuống, loại ra, gạt ra hay đánh đổ.

    Như vậy, câu thơ thứ 9 của Truyện Kiều có nghĩa là: vào năm nào thuộc triều đại Hồ Chí Minh mà hội tụ đầy đủ chữ T thì sẽ xảy ra biến động lớn làm thay đổi đất nước. Xin quí vị lưu ý câu thứ 9 với con số 9 của bài tứ tuyệt sau:

    “Âm dương đắc dịp trùng phùng
    Khởi ngũ ngũ nhịp chuyển rung ác quyền
    Nước Nam hào khí ba miền
    Tháng năm ngày tổng động viên cửu về”

    Nhân nói về con số 9, hẳn quí vị có biết ngày 2 tháng 7 năm 1976 (2+7=9) nước ta đổi tên thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Và câu thứ 27 trong Truyện Kiều là: “Một, hai nghiêng nước nghiêng thành”.

    Nhìn chung, từ câu thứ 10 trở đi, những tình tiết, những thông điệp được đan sen với nhau không còn theo logic như 9 câu đầu nữa. Về cơ bản, kể từ khi triều đình Huế suy yếu và nhượng bộ Pháp thì câu thứ bao nhiêu sẽ ứng vào năm, tháng, ngày bấy nhiêu . Có những câu đã ứng nghiệm vào năm này xong lại tiếp tục ứng nghiệm vào năm, tháng, ngày khác vì thế càng làm cho ta thấy nó xứng đáng với tên gọi “Câu Thần”. Tuy nhiên, có những điều tôi được phép tiết lộ trong Phần I của “Giải Mã Sấm Kiều”, có những phần chưa được phép tiết lộ vì bảo mật “Thiên Cơ” mà để dành đến Phần II và Phần III. Còn lúc này chúng ta hãy cùng xem Nguyễn Du đã tinh tế, gửi gắm những điều ông biết trước, qua những vần thơ lục bát bất hủ của chính mình như thế nào.

    Sự kiện 11/9 là sự kiện đầy bất ngờ không chỉ với người nước Mỹ mà đối với cả nhân loại thì câu thứ 119 của Truyện Kiều cũng chứa đựng điều bất ngờ ấy: “Một lời nói chửa kịp thưa”.
    Ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố “Bình thường hóa các quan hệ” với Việt Nam thì chúng ta thấy câu Kiều thứ 117 rằng: “Dễ hay tình lại gặp tình”. Hơn thế nữa, ngày 12/7/1995, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ thì câu Kiều thứ 127 lại là: “Hữu tình ta lại gặp ta”. Chưa hết, câu Kiều thứ 1995 (ứng với năm Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập ngoại giao) cho thấy: “Hoa rằng: Bà đã đến lâu”. Hoa ở đây chắc chắn là Hoa Kỳ mà Nguyễn Du đã ngụ ý tới.

    Như phần đầu bài viết tôi đã trình bày, Nguyễn Du sinh năm 1765 và 200 năm sau tức là năm 1965 thì UNESCO đã công nhận ông là Danh nhân Văn hoá Thế giới và câu Kiều thứ 200 là: “Mà sao trong sổ đoạn trường có tên”. Chúng ta lại có dịp được thấy ông nhắc lại từ “Đoạn trường” nhưng lần này là “tập Đoạn trường” vào câu thứ 209 như sau: “Ví đem vào tập Đoạn trường”. Kỳ lạ thay! Ngày Việt Nam tham gia vào Liên Hợp Quốc lại đúng là ngày 20/9/1977. Và câu Kiều thứ 1977 là: “Cùng nhau kể lể say sưa”.

    Trong 3254 câu Kiều, thì cũng có khá nhiều câu mà Nguyễn Du dành để dự báo những vấn đề nổi bật của vua quan nhà Nguyễn trong giai đoạn bị thực dân Pháp chi phối. Ví dụ, câu Kiều thứ 1865 rằng: “Giọt rồng canh đã điểm ba”. Thực tế vào năm 1865 nhà Nguyễn suy yếu, vua Tự Đức nhu nhược đã hạ lệnh cấm nhân dân ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không ai được chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp nữa; quan lại các tỉnh, phủ, huyện phải có trách nhiệm bắt giữ những người vi phạm lệnh này; những ai cố tình che dấu hoặc chứa chấp những người mộ nghĩa và nghĩa binh đều bị trị tội.

    Ngày 31/8/1874 Triều đình Huế ký Hiệp ước thương mại với Pháp tại Sài Gòn thì câu Kiều thứ 318 là: “Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông”.
    Ngày 6/6/1884 nhà Nguyễn ký hiệp ước với Pháp tại Huế chấp nhận nền bảo hộ của Pháp và sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại thì câu Kiều thứ 1884 là: “Đĩa dầu vơi nước mắt đầy năm canh”.
    Câu thứ 1888: “Phải khi mình lại xót xa nỗi mình” là lời chia sẻ, xót xa cho vị Vua sáng Hàm Nghi khi ông bị thực dân Pháp bắt đúng năm 1888.
    Câu thứ 1904: “Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời!” cũng là lời thương xót cho đấng anh tài nhưng bạc mệnh, vô duyên Phan Bội Châu khi ông cùng với Nguyễn Hàm, Trịnh Hiền, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân thành lập Hội Duy Tân “cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập” vào năm 1904.
    Câu Kiều thứ 1927: “Nhân duyên đâu lại còn mong”, là ngụ ý của Nguyễn Du nói về mối tình ngắn ngủi của Hồ Chí Minh với Tăng Tuyết Minh khi họ ngậm ngùi chia tay nhau tại Quảng Châu – Trung Quốc năm 1927. Sau này khi Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cả hai đã chủ động tìm và hi vọng về ở với nhau thông qua đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng như cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc nhưng không thành.
    Câu 1939: “Những là ngậm thở nuốt than”, thật đúng với hoàn cảnh lịch sử đã xảy ra năm 1939. Lúc ấy, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ; ở Việt Nam thực dân Pháp ra sức đàn áp và cấm tuyên truyền cộng sản, giải tán các hội ái hữu, đóng cửa các tờ báo tiến bộ, truy lùng và bắt bớ các chiến sĩ cánh mạng, các nhà yêu nước, đày đi các trại tập trung, các nhà tù.
    Câu 1941: “Thừa cơ, Sinh mới lẻn ra”. Rõ ràng ở đây ta thấy ngụ ý của Nguyễn Du khi ông nói rõ “Sinh mới lẻn ra” vào câu 1941. Thực tế, Sinh ở đây chính là Nguyễn Sinh Cung – tên cúng cơm của Hồ Chí Minh, ông Hồ đã tranh thủ tình hình thuận lợi lúc bấy giờ mà về nước thành lập hội Mặt Trận Việt Minh năm 1941.
    Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập thì câu Kiều 295 cũng cho chúng ta thấy khá rõ sự kiện này: “Giơ tay với lấy về nhà”. Tuy nhiên, câu Kiều thứ 1945 lại là: “Đã cam chịu bạc với tình”, nghĩa là nhân dân ta đã bắt đầu chấp nhận sự lãnh đạo và áp đặt theo tư tưởng Hồ Chí Minh để rồi sau này bị bội bạc .v.v… Cũng năm 1945, do Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 mà tạo cơ hội thuận lợi cho cách mạng tháng 8 thì câu thứ 93 ta thấy Nguyễn Du viết: “Goị là gặp gỡ giữa đường”.
    Câu kiều thứ 1954: “Nghiến răng bẻ một chữ đồng làm hai” là ngụ ý của Nguyễn Du muốn nói đến Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt đất nước và đồng bào làm 2 miền Nam – Bắc, mà danh giới là vĩ tuyến 17 nơi có con sông Bến Hải.
    Câu 1955: “Thẹn mình đá nát vàng phai” là lời nói thay cho vua Bảo Đại khi ông bị ép thoái vị vào ngày 26/10/1955.
    Câu 1956: “Trăm thân dễ chuộc một lời được sao?” chính là lời trách móc của Nguyễn Du dành cho kẻ hậu thế Hồ Chí Minh, khi ông ta tổ chức chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất giết lầm hàng nghìn người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng. Ngày 18/8/1956 Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm. Ngày nay người ta còn lưu giữ hình ảnh ông Hồ dùng khăn chấm chấm lên mặt như là chấm nước mắt trước cuộc họp.
    Câu 1957: “Nàng rằng: Chiếc bách sóng đào” chính là lời kể lể của Nông Thị Xuân – người đàn bà của ông Hồ vào năm 1957. Từ năm 1956 ông Hồ cho người về Cao Bằng rước Nông Thị Xuân về Hà Nội làm hộ lý cho ông ta. Đến năm 1957 nàng Nông Thị Xuân đã sinh được cho ông Hồ người con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Cũng trong năm này, Nông Thị Xuân đòi công khai mối quan hệ tình cảm của hai người. “Chiếc bách sóng đào” ở đây chỉ người đàn bà mong manh, yếu đuối giữa nơi hung hiểm cần phải được che chở bằng cách công khai mối quan hệ. Tuy nhiên, ông Hồ vì tham vọng chính trị đã không những chẳng chấp thuận mà còn để mặc cho cấp dưới hãm hiếp và thủ tiêu Nông Thị Xuân.
    Câu 1958: “Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may!” cũng lại là lời trách móc Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã bỏ mặc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải.
    Câu 1968: “Lòng người nham hiểm biết đâu mà lường” chính là lời bình đau lòng của Nguyễn Du về biến cố Tết Mậu Thân. Nhiều người cho rằng, biến cố Tết Mậu Thân là một cuộc ‘tổng nổi dậy’ của dân quân Miền Nam. Nhưng thật ra, quân ở đây chỉ là những du kích mang danh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do lính Bắc Việt đội lốt. Còn dân ở đây chỉ là những cán bộ Cộng sản nằm vùng được tiếp tay của những kẻ đầu trâu mặt ngựa dẫn đường chỉ điểm. “Tại Huế, Cộng sản mở cửa các nhà tù để sử dụng phạm nhân, những tên tù tội dân sự này được giao nhiệm vụ lục soát, bắt bớ, tập trung và thủ tiêu dân chúng. Dân Miền Nam vừa nghe Việt Cộng tấn công đã bỏ nhà, bỏ ruộng vườn, tài sản, bồng bế nhau liều mạng đạp lên nhau để chạy trốn. Hình ảnh rõ ràng nhất là cảnh dân chúng Quảng Trị chạy trốn Cộng sản trên quốc lộ 1 và dân chúng trên Cao Nguyên bỏ Pleiku tháo chạy khi hay tin Quân Đoàn II rút về Quy Nhơn v.v…”
    Câu 1969: “Nữa khi giông tố phũ phàng,” cũng là lời bình cho hiện tượng bất hạnh Hồ Chí Minh. Chúng ta đều biết ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 và ngày 2-9-1969 thì tự vẫn vì ông nhìn lại quãng đời của mình sau nhiều thăng trầm và tủi nhục. Mặc dù đứng trên đỉnh cao chói lọi, nhưng ông lại không đủ sức để bảo vệ người đàn bà của chính mình. Ông cảm thấy ân hận khi đã chót theo con đường chủ nghĩa cộng sản – một chủ nghĩa quái đản đã huỷ hoại dân tộc và làm khổ biết bao người. Ông Hồ mất năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi và câu thứ 79 của Truyện Kiều là: “Trải bao thỏ lặn, ác tà”.
    Câu 1971: “Liệu mà xa chạy cao bay,” là lời cảnh báo, nhắn nhủ của Nguyễn Du đến hậu thế về cơn lũ lịch sử vào tháng 8 năm 1971. Cơn lũ này đã làm vỡ đê Sông Hồng và 100.000 người đã bị thiệt mạng. Đây chính là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm nay ở miền Bắc, và số tổn thất nhân mạng vượt quá sức tưởng tượng so với tổn thất chừng 1000 người trong các cơn lũ lịch sử vào năm 1999 ở miền Trung và năm 2000 ở miền Nam. Trận lũ năm 1971 cũng được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 của Cơ Quan Quản Trị Hải Dương và Khí Tượng Hoa Kỳ.
    Câu 1972: “Ái ân ta có ngần này mà thôi!” là cách nói ngược của tác giả nhằm ám chỉ cuộc xung đột qua lại giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân lực Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) năm 1972. Tháng 3 năm ấy, QĐNDVN bắt đầu tổ chức chiến dịch Xuân Hè tấn công qui mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến sâu vào hệ thống phòng ngự của VNCH với lực lượng ban đầu là 14 sư đoàn, 26 trung đoàn độc lập, bao gồm khoảng 120.000 quân, 1200 xe tăng và xe bọc thép. Càng về sau số lượng binh sĩ tham chiến càng đông hơn. Chiến dịch Xuân hè kết thúc vào tháng 10/1972 và VNCH bị thất bại khá nặng nề trên khắp các chiến trường miền Nam. Trước tình hình đó, Níchxơn đã huy động lực lượng lớn không quân, hải quân đánh trở lại miền Bắc để trả đũa chiến dịch Xuân Hè của Bắc Việt. Từ 18/12/1972 đến ngày 29/12/1972, cả thế giới chứng kiến cuộc không kích khủng khiếp nhất lịch sử chiến tranh hiện đại khi xuất hiện pháo đài bay chiến lược B.52 của Mỹ hòng biến Bắc Việt trở về thời kỳ đồ đá.
    Câu 1973: “Bây giờ kẻ ngược người xuôi,” ngụ ý nói tới cuộc chia tay lịch sử của quân đội Mỹ và quân lực VNCH. Như chúng ta biết, ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết và theo đó quân đội Mỹ phải rút hoàn toàn khỏi Việt Nam. Khi quân đội Mỹ đã rút về (xuôi) thì cũng có nghĩa là quân lực VNCH sẽ buộc phải tăng cường lên (ngược) những vùng trọng yếu.
    Câu 1974: “Biết bao giờ lại nối lời nước non?” là lời tiếc nuối khi một phần non nước bị rơi vào tay Trung Quốc và không biết đến bao giờ có thể lấy lại được. Từ ngày 17/1/1974 Hải quân Trung Quốc bắt đầu khai hoả cuộc chiến với Hải quân VNCH và chiếm giữ được quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974 cho đến nay.
    Câu 1975: “Dẫu rằng sông cạn đá mòn,” là lời báo trước giang sơn sẽ mất năm 1975. Không chỉ có vậy, hình như ông vẫn muốn an ủi điều gì đó trong này. Có phải ý ông muốn nói: Dẫu rằng đất nước (VNCH) có bị mất thì… tương lại của nó, mô hình của nó, tiếng tăm của nó sau này sẽ được thừa nhận hay sử dụng chăng? Để hiểu rõ hơn ý câu này xin quí vị hãy đọc câu tiếp theo (1976): “Con tằm có thác vẫn còn vương tơ”.
    Câu 1977: “Cùng nhau kể lể say xưa,” là lời báo trước của Nguyễn Du về sự kiện Việt Nam ra nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977. Ta cũng thấy tác giả nhắc đến vấn đề này qua câu thứ 209 rằng: “Ví đem vào tập Đoạn trường”. Đúng là bậc “Thánh Tiên, Thần Văn” mới có thể biết trước và gửi gắm thông tin tinh tế đến vậy!
    Năm 1979: “Mặt trông tay chẳng nỡ rời,” là cách Nguyễn Du nói mỉa mai người Trung Quốc khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới 1979. Trong khi họ tuyên bố “không tham vọng dù chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam”, nhưng kỳ thực, sau cuộc chiến này họ đã chiếm giữ khoảng 60 km2 lãnh thổ và Hữu Nghị Quan của nước ta.
    Câu 1980: “Hoa tì đã động tiếng người nẻo xa.” Nguyễn Du muốn nói đến sự kiện vào năm 1980, người Trung Hoa bên cạnh việc lên tiếng chỉ trích Việt Nam trên mặt trận ngoại giao, họ còn triển khai nhiều quân đoàn đối diện với biên giới và liên tục bắn pháo sang Cao Bằng của nước ta, nhằm gây sức ép buộc Việt Nam phải rút quân từ Campuchia về. Chính năm này cũng mở đầu cho những cuộc nã pháo đánh động suốt 10 năm sau đó.
    Câu 1981: “Nhận ngừng, nuốt tủi, lảng ra” là báo trước việc Việt Nam nhẫn nhịn, không muốn tiếp tục trong tình trạng bắn phá nữa nên ngày 02/01/1981 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đề nghị ngừng bắn. Tất nhiên, phía Trung Quốc đã phớt lờ đề nghị này.
    Câu 1984: “Hỏi: Chàng mới ở chốn nào lại chơi?” là lời báo trước quân Trung Quốc lại tràn sang biên giới năm 1984, tấn công vào Lạng Sơn, Hà Tuyên, chiếm được một số vị trí quan trọng như đồi 1509 (Lão Sơn), 772 ở phía tây sông Lô và các đồi 1250, 1030, Si Cà Lá (Núi Bạc mà Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn-Zheyin Shan) ở phía đông sông Lô. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11km, nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là đồi 685 và đồi 468, nằm cách biên giới khoảng 2km.
    Câu 1986: “Tìm hoa quá bước, xem người viết kinh.” Là lời báo trước Việt Nam sẽ phải mở rộng tầm nhìn, học hỏi các nước mà thay đổi. “Xem người viết kinh” ở đây là xem nước khác làm “kinh tế” mà thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế năm 1986.
    Câu 1995: “Hoa rằng: Bà đã đến lâu,” là lời nói của người Hoa Kỳ rằng tôi đã từng đến Việt Nam nhưng năm nay 1995 mới quay lại bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ.

    Câu 2000: “Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than,” là lời báo trước sự cố Y2K toàn cầu.
    Ngày 7/11/2006 Việt Nam vào WTO, ta thấy câu thứ 711 “Niềm riêng riêng những bồi hồi”. Tuy vậy, câu thứ 2006 lại có vẻ đầy lo ngại “Nghĩ càng thêm nổi sờn gai rụng rời”.

    Ngày 16/10/2007 Việt Nam thành thành viên không thường trực Liên Hợp Quốc thì câu thứ 1610 Nguyễn Du có viết: “Xấu chàng mà có ai khen chi mình”. Còn câu thứ 2007 ông viết: “Người đâu sâu sắc nước đời” xin được để dành cho quí vị suy nghẫm.
    Câu thứ 2009: “Thực tang bắt được đường này,” đây là câu ứng với năm nay 2009 một cách rõ nét nhất. “Thực tang bắt được đường này”, Không phải ngụ ý đến những vụ bắt bớ, giam cầm một số nhân vật hoạt động đấu tranh bất bạo động vừa qua với đầy đủ tang chứng, vật chứng. “Thực tang” ở đây là bản chất của lực lượng lãnh đạo đã bị lật tẩy và lộ rõ nguyên hình. “Đường này” cũng không phải là cuốn sách mang tên “Con Đường Việt Nam” trong vụ án Lê Công Định. Vậy “đường này” là đường nào? Phải chăng là đường lối qui phục Trung Quốc của các lãnh đạo qua hàng loạt những vấn đề nổi cộm như vấn đề biên giới, vấn đề lãnh hải và hải đảo, vấn đề Bauxite – Tây Nguyên? Chẳng phải một website của chính phủ Việt Nam chứa đựng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thể hiện rõ đường lối qui phục của lãnh đạo Việt Nam đó sao?

    Việc xuất hiện cuốn “Ma Chiến Hữu” của người Trung Quốc tại Việt Nam có phải là một tang chứng cho thấy đường lối phản bội lại nền độc lập và tự hào dân tộc của các lãnh đạo nước nhà hay không? Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Du mất năm 1820 nếu tính đến nay thì vừa tròn 189 năm. Nếu chúng ta qui đổi “189 năm” thành con số (1895) thì ta thấy câu thứ 1895 như sau: “Cúi đầu quì trước sân Hoa”. Vậy, Hoa ở đây là ai nếu không phải là Trung Hoa? Nếu là Trung Hoa thì ai cúi đầu quì trước Trung Hoa? Nếu quí vị trả lời được những điều trên thì câu thứ 2010 của Truyện Kiều sẽ không có gì làm khó hiểu.

    Thay cho lời kết “Giải Mã Sấm Kiều Phần I”, tôi xin được trích lại câu thơ thứ 2009 và 2010 để quí vị cùng suy nghẫm:

    “Thực tang bắt được đường này,
    Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng”.

    Việt Nam ngày 23 tháng 7 năm 2009

    Trả lời

  23. Posted by Ẩn danh on 10.07.2011 at 19:56

    Giải mã sấm Kiều Aug 24, ’09 4:32 AM
    for everyone
    Lý Công Bằng – ĐDCND

    Xưa nay người ta mới chỉ đánh giá Truyện Kiều của Nguyễn Du ở góc độ thuần tuý văn học với bút lực tài tình, “tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt”, “khiến ai đọc cũng phải ngậm ngùi thấm thía như đứt ruột” (Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân)…, chứ chưa có ai đưa ra quan điểm khẳng định: đây là một áng “Văn Thần, Thi Sấm” vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

    Tuy vậy, từ lâu Bói Kiều đã được dân gian ta truyền tụng cho nhau và trở thành một nét văn hoá, nâng đỡ, nuôi dưỡng tinh thần của biết bao con người khi lâm vào cơn bĩ cực. Nét văn hoá ấy đến từ đâu? Có phải ngẫu nhiên người ta lại chọn những câu trong Truyện Kiều làm lời giải cho những chuyện lành giữ của cuộc đời mình? Chắc chắn không phải vậy! Truyện Kiều tự thân nó có một sức mạnh huyền bí và hấp dẫn riêng, trong khi các tác phẩm văn học khác thì không hề có được điều này. Mặc dù vậy, người ta cũng mới dừng lại ở chỗ đánh giá và tin tưởng rằng, nếu thành tâm, Kiều có thể cho người ta biết tình thế hiện tại, tương lai của chính cá nhân mình mà thôi. Chỉ có vậy thì chưa đủ và chưa đúng tầm của Truyện Kiều. Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm văn học kiệt xuất của thế gian mà hơn thế nữa, đó là một “áng văn thần, thi sấm của dân tộc Việt Nam”; mượn câu chuyện tình bi ai và số phận người đàn bà dưới thời phong kiến mà đưa ra lời báo trước những sự việc, những biến cố lớn lao của nước nhà trong suốt cả ngàn năm. Không những thế Nguyễn Du cũng tiên đoán nhiều vấn đề lớn của nhân loại thông qua tác phẩm bất hủ này. Thật đúng là bậc “Thánh Tiên, Thần Văn”!

    Thực ra, trước đây tôi đã từng nghe người ta nói về một vài trường hợp mà họ cho là trùng khớp ngẫu nhiên của Truyện Kiều, nhưng đến nay, sau khi đã nghiên cứu nghiêm túc thì tôi chắc chắn đây không phải ngẫu nhiên, mà trái lại nó hoàn toàn là chủ ý của tác giả. Mọi việc trên đời dường như đã được Nguyễn Du biết trước và gửi gắm một cách tinh tế những thông điệp ấy qua kiệt tác văn học của chính mình.

    Ví dụ ở câu thứ 83 trong tổng số 3254 câu Kiều là lời khóc than, thương cho số phận người đàn bà như: “Đau đớn thay phận đàn bà”. Rõ ràng chúng ta thấy, ngày Quốc tế Phụ nữ mà nhân loại hàng năm kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã và đang kỷ niệm là ngày 8 tháng 3. Hoặc câu thứ 200 viết rằng: “Mà sao trong sổ đoạn trường có tên” cũng làm chúng ta buộc phải suy nghẫm đến khả năng Nguyễn Du đã biết trước được tương lai của mình. Bởi vì, năm 1965 vừa đúng 200 năm sau năm sinh của tác giả thì UNESCO đã công nhận ông là Danh nhân Văn hoá Thế giới. Hơn thế nữa, từ năm 1765 – năm sinh của ông, tính đến nay năm 2009 vừa đủ 244 năm thì câu thứ 244 lại là: “Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong”. Điều này hoàn toàn có thể là lời thách đố của Nguyễn Du dành cho hậu thế để tìm hiểu ngụ ý đích thực của ông khi viết Đoạn Trường Tân Thanh.

    Người ta vẫn chưa tìm ra năm Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào năm nào, tuy nhiên, bằng trực cảm tâm linh tôi tin rằng ông viết Kiều vào năm 1805 và câu thứ 1805 ta thấy: “Bước ra một bước một dừng”. Có lẽ ngụ ý của tác giả chính là “Viết ra một viết một dừng” (tức ông viết không liền mạch). Kể từ năm ông viết Truyện Kiều đến nay (1805 – 2009) vừa đủ 204 năm và chúng ta thấy ngay câu Kiều thứ 204 như sau: “Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời”. Không biết bút hoa ở đây là bút của ai, nhưng tôi tin chắc, chúng ta sẽ được đón nhận sự tô điểm đầy bất ngờ, làm tăng thêm cho giá trị của kiệt tác vốn đã lừng danh thế giới này.

    Truyện Kiều mở đầu bằng bốn câu thơ có tính khái quát nhân tình thế thái. Tuy nhiên, bốn câu thơ ấy cũng là những lời tổng quát chung nhất của lịch sử Việt Nam kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến nay.

    1..Trăm năm trong cõi người ta,

    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

    Trải qua một cuộc bể dâu,

    4.Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

    Xin hãy bình tĩnh và suy nghẫm từng câu một của Nguyễn Du:
    Câu thứ nhất viết: “Trăm năm trong cõi người ta”, ở đây ngụ ý của tác giả muốn nói rằng, đất nước ta sẽ trải qua trăm năm trong cõi của nước khác, và sự thật lịch sử đã chứng minh, khoảng giữa thế kỷ 19 triều Nguyễn suy yếu và Việt Nam biến thành thuộc địa của thực dân Pháp ngót trăm năm sau đó.

    Sau ngót trăm năm Pháp thuộc nhân dân ta lại dành được chính quyền, nhưng tiếc rằng lúc này thế thời đã không chiều lòng quân tử. Trong khi đó, những kẻ tiểu nhân và lòng dạ hẹp hòi thì lại đắc mệnh đế vương và lãnh đạo đất nước. Những người có tài, có đức, có thể giúp nhân dân khắc phục đói nghèo, lạc hậu thì lại bạc mệnh và bị bè lũ gian tham, độc ác hãm hại. Chính vì điều này mà câu thơ thứ hai của Truyện Kiều tựa như lời an ủi những đấng anh tài mệnh bạc: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.

    Do những kẻ tham tàn lãnh đạo đất nước nên nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh lầm than, thua kém các nước khác. Cảnh bất công, ngang trái, đói nghèo, mất nhân quyền là “đặc sản” suốt một thời gian dài của nhân dân sống trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương này. “Trải qua một cuộc bể dâu” là câu thơ thứ 3 và tự nó ít nhiều đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn thực tế trên.

    Câu thơ thứ 4 trong Truyện Kiều có viết: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Đọc như vậy khiến nhiều người đặt câu hỏi, những điều ở đây là những điều gì? Phải chăng là những điều Nguyễn Du đã chứng kiến, đã nhìn thấy? Điều ấy đương nhiên là đúng. Tuy vậy, hãy đi tìm hiểu ngụ ý của tác giả khi biết rằng, ông mượn chuyện quá khứ để báo trước chuyện tương lai thì chúng ta sẽ thấy rõ hơn.

    Những năm gần đây, các nhà lãnh đạo đất nước ta (ĐCSVN) mỗi lúc một công nhiên tước đoạt nhân quyền, đàn áp nhân dân và ngày càng thể hiện rõ bản chất độc đoán, chuyên quyền của họ. Điều 4 trong bản Hiến Pháp năm 1992 của nước ta đã thể hiện đậm nét nhất bản chất trên. Nội dung Điều 4 như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

    Tự thân Điều 4 của bản Hiến pháp năm 1992 đã phá huỷ nền tảng của của chính bản Hiến pháp ấy. Điều 4 này đã mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 21, Điều 50, Điều 83 và nhiều Điều khác nữa. Để chứng minh cho những phi lý trên thì không khó khăn gì, tuy nhiên, nếu người đọc quan tâm có thể tra cứu trên internet sẽ thấy rất nhiều người đã và đang lên án gay gắt, đòi huỷ bỏ Điều 4 để thúc đẩy đất nước. Trong khi đó, ông chủ tịch nước “đáng kính” – Nguyễn Minh Triết của chúng ta lại phát biểu “bỏ Điều 4 là tự sát”. Tại sao lại là tự sát? Phải chăng chính các lãnh đạo cũng hiểu được rằng lòng dân ngày nay không phục đảng Cộng sản, và nếu để đảng Cộng sản sống trong vòng cạnh tranh công bằng với các đảng phái đối lập khác đang từng bước phát triển thì đảng Cộng sản sẽ chết??? Như vậy, câu thơ thứ tư: “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” thì điều trước tiên phải kể đến ở đây là Điều 4 của bản Hiến pháp 1992.

    Ngoài ra, điều trông thấy cũng không kém phần đau đớn đó là Điều 69 của chính bản Hiến pháp hiện hành nước ta. Nội dung của Điều này là: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Thực ra, đây là một cái bánh vẽ mà đảng Cộng sản Việt Nam vẽ ra chứ không ai được “ăn” nó. Nó tráo trở giống hệt như con số 6 và con số 9 của Điều này vậy. Phần đầu của Điều 69 thì nói rằng công dân có quyền,…v.v…, nhưng đến cuối Điều 69 thì lộn ngược trở lại rằng theo quy định của pháp luật – thế là hết! Như chúng ta thấy, Hiến pháp ghi rằng công dân có quyền biểu tình, quyền được thông tin …. nhưng cho đến lúc này thì luật biểu tình cũng chưa có, luật tiếp cận thông tin cũng chưa xong v.v… Mà cho dù nó có hoàn tất đi chăng nữa thì những quyền đích thực của con người vẫn không được đáp ứng. Bởi vì, đời thủa nào đã đến mức không thể chịu nổi phải biểu tình (biểu lộ tình cảm), đình công (dừng công việc, hay nghỉ làm) lại phải xin phép và được đồng ý bao giờ? Thật vớ vẩn hết chỗ nói!

    Chưa hết, điều rất đau lòng nữa mà chúng ta thấy đó là Điều 88 của Bộ luật Hình sự – một Điều luật có những khái niệm rất mơ hồ, nên đã tạo cơ hội cho các cơ quan thi hành pháp luật tuỳ tiện hay độc đoán, khiến cho việc áp dụng luật pháp không còn nghiêm minh. Theo Điều này, tội phạm sẽ bao gồm những người có các hành vi: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây thực sự là một điều đau lòng, khiến nhiều con dân Việt Nam vì mong mỏi sự phát triển cho đất nước, vì mong mỏi nhân dân được hưởng những quyền lợi thiêng liêng và cơ bản của mình mà không ngại ngần nói ra sự thật để rồi bị đảng Cộng sản vu cho là xuyên tạc, phỉ báng, bịa đặt…v.v… Chính vì thế mà Điều 88 Bộ luật Hình sự trở thành biểu tượng đích thực của 2 cái còng số 8 khoá chặt cả chân, lẫn tay của các nhà đấu tranh cho dân chủ và một Việt Nam phát triển. Đau đớn thay!

    Năm câu thơ tiếp theo của Truyện Kiều là lời báo trước về những biến cố lớn lao đã âm ỉ và sẽ xảy ra trong một hay vài năm tới đây.

    5.. Lạ gì bỉ sắc tư phong,

    Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

    Cảo thơm lần giở trước đèn,

    Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.

    9.Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,

    Câu thơ thứ 5 ghi: “lạ gì bỉ sắc tư phong”. Nếu hiểu “ bỉ sắc tư phong” theo chữ Nôm thì có nghĩa là người được dồi dào về tài sắc thì kém cỏi về số mệnh, nhưng đó chỉ là cách hiểu thông thường chứ chưa phải là cái ẩn ý mà Nguyễn Du dấu kín trong đó. Xin được tiết lộ một chút về điều này vì thời điểm cũng đã đến rất gần. “Bỉ” là đọc chệch của “bí”, mà “bí” cũng có nghĩa là “bí mật”. Ẩn ý ở đây chỉ trong 2 chữ “sắc” và “phong”. Không ai biết có chuyện “sắc phong” này, nhưng với Nguyễn Du thì biết rất rõ về sắc phong bí mật của Vua Cha Bát Hải dành cho ai đó, khi mà những “điều đau lòng” đã xảy ra. Vì thế câu thứ 5 cần được hiểu theo nghĩa: “lạ gì mật sắc riêng phong” mới là ngụ ý chính của ông.

    Câu thơ thứ 6 có viết: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Nếu hiểu thông thường thì có nghĩa là tạo hoá hay ghen ghét người đẹp. Tuy nhiên, ở góc độ giải mã câu thần của Nguyễn Du, hay ở góc độ hưởng ứng lời thách đố của tác giả “Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong” (câu thứ 244 ứng vào năm 2009) thì ý nghĩa của nó khác đi rất nhiều. Đánh ghen ở đây cần phải được hiểu là sự trả đũa của người đã bị lợi dụng, bị lừa dối và bị bội bạc về tình. Trong trường hợp này cần hiểu tình là tình đồng bào hay tình người. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở câu thứ 1945: “Đã cam chịu bạc với tình” (năm 1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nhân dân ta đã đồng lòng, nhất chí dưới sự lãnh đạo và chèo lái của những người theo chủ nghĩa cộng sản và cũng có nghĩa là nhân dân ta đã cam chịu, hay đã chấp nhận sự bội bạc của đảng Cộng Sản Việt Nam về sau).

    Để rõ hơn ý nghĩa của câu thứ 6 ta nên tham khảo câu Kiều thứ 1874 rằng: “Máu ghen đâu có lạ gì mà ghen”. Ở đây ta bắt gặp ông dùng tù “ghen” để ngụ ý đến cuộc nổi dậy của Trần Tấn, Đặng Như Mai chống lại triều đình Huế thoả hiệp với giặc Pháp và khởi nghĩa Văn thân Nghệ Tĩnh năm 1874.

    Như vậy, ngụ ý của tác giả trong câu thứ 6 muốn nói rằng: sẽ có sự giúp đỡ, vạch đường, chỉ lối của Trời cao giúp nhân dân ta vùng dậy, đấu tranh với thế lực đã lợi dụng tín nhiệm, lừa dối, và phản bội lại quyền lợi của nhân dân v.v…

    Câu thơ thứ 7: “Cảo thơm lần giở trước đèn” là nói đến tờ giấy thơm nào đó được đặt trước một ngọn đèn thiêng, có chứa đựng nội dung kể tội đảng Cộng sản và nguyện vọng xây dựng một nhà nước Pháp quyền văn minh và cường thịnh.
    Câu thơ thứ 8: “Phong tình cổ lục lưu truyền sử xanh”, tức là sau này người ta sẽ tìm ra tờ giấy bí mật trên và lưu truyền mãi mãi câu truyện này.
    Câu thơ thứ 9: “Vào năm Gia Tĩnh triều Minh”, là lời báo trước thời điểm bắt đầu xảy ra biến cố chính trị lớn của nước ta do nhân dân vùng dậy vào năm Gia Tĩnh của triều đại Hồ Chí Minh. Vậy năm Gia Tĩnh ở đây là năm nào? Nếu theo cách hiểu thông thường thì Gia Tĩnh là Niên hiệu của vua Thế Tông nhà Minh. Nhưng ngụ ý của Nguyễn Du thì không đơn giản là vậy. Ông muốn gợi ý cho hậu thế biết đến 2 chữ Thế Tông và chữ Minh mà thôi. Chữ Minh thì là Hồ Chí Minh, còn chữ Thế Tông là cách nói và viết ngược của chữ Thống Tê (Thống Tê = Tê Thống). Thống Tê hay Tê Thống có nghĩa là chữ Tê làm đầu (Tê = T). Như vậy, chủ ý đích thực của tác giả là vào năm nào của triều đại Hồ Chí Minh mà những vấn đề nổi bật, tên tuổi nổi bật có chữ T làm đầu thì là năm xảy ra biến động chính trị lớn. Đây sẽ là năm khởi đầu cho cuộc đấu tranh thắng lợi, giúp nhân dân dần thoát khỏi sự trà đạp, lừa mị, hay thác loạn của giai cấp thống trị (ĐCSVN) và xây dựng một đất nước Pháp quyền mà ở đó nhân quyền được bảo đảm v.v…

    Gần đây, trong dân gian có truyền tụng 2 câu lục bát bí ẩn mà nội dung hoàn toàn trùng khớp với ngụ ý của Nguyễn Du, xin được trích lại để người đọc tham khảo:

    “Bao giờ hội đủ chữ T
    Thượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai”

    Chúng ta hãy cùng nhau kiểm điểm xem thời điểm những năm gần đây đã xuất hiện những vẫn đề có chữ T làm đầu hay chưa. Xin thưa rằng: chữ T ngoài ý nghĩa là chữ “Thời” (trừu tượng) ra thì ở đây hoàn toàn có thể là chữ Tham (Tham nhũng mỗi lúc một gia tăng và Trằng Trợn), chữ Thổ (lãnh thổ bị xâm lấn do đảng Cộng sản nhượng bộ bán đất và biển cho Trung Quốc, chữ Thổ cũng có nghĩa là vấn đề đất cát với giá cao ngất trời; chuyện thu hồi ruộng đất của nông dân làm nhà máy xí nghiệp cũng khiến lòng dân không phục đảng CSVN), chữ Trường (Trường Sa đang nguy biến), chữ Tài (Tài chính khủng hoảng và trong chữ độc Tài Toàn Trị), chữ Tây (Tây nguyên với dự án Bauxite và trong chữ Hà Tây khi sáp nhập vào Hà Nội), chữ Thông (trong vấn đề giao Thông ùn Tắc), chữ Thầy Trò (Thầy không ra Thầy và Trò không ra Trò), chữ Tấm (một Tấm gương đạo đức giả tạo được che đậy, nay rất Tốn Tiền để vận động và học Tập), chữ Thừa (Thừa lao động), chữ Thiếu (Thiếu việc làm, Thiếu niềm Tin, Thiếu Tự do, đặc biệt là vấn đề tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo,…), chữ Thống (Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khác với Giáo hội Phật giáo Việt Nam bởi chữ T = Thống nhất), chữ Thiên (trong chữ đạo Thiên chúa), chữ Thiên Tai (ngày càng nhiều dịch bệnh quái lạ xảy ra.

    Hiện tượng mưa lớn Thất Thường khiến nhân dân phải sống trong lụt lội vì nước dâng không thoát kịp. Hà Nội và Sài Gòn ngày càng dễ dàng bị lụt nếu chỉ cần trời đổ mưa lớn trong vòng 2 tiếng. Xin lưu ý, nước được gọi là Thuỷ (T)), chữ Thái (trong vụ lình sình giáo xứ Thái hà – một mâu thuẫn khó có thể hàn gắn thể hiện rõ bản chất đen tối và hủ bại của đảng Cộng sản Việt Nam), chữ Trống (trong vụ vườn hoa Hàng Trống – đây cũng là một mâu thuẫn to lớn giữa bà con giáo dân với đảng CSVN…. Điều kỳ lạ ở đây là xây dựng vườn hoa Hàng Trống tại số 42 Nhà Chung, nhưng khi đặt tên thì đảng CSVN lại đặt là vườn hoa Hàng Trống và Hàng Trống thì có 1 chữ T- đúng là điềm gở), chữ Tư (trong Điều Thứ Tư của Hiến pháp – một Điều đã và đang bị lên án huỷ bỏ vô cùng gay gắt cả dư luận trong và ngoài nước), chữ Tám Tám (trong Điều 88 của Bộ luật Hình Sự – đây cũng là một Điều luật bị tẩy chay rất nhiều, nhất là kể từ khi đảng Cộng sản Việt Nam ra lệnh bắt bớ và xử ép một loạt các nhà hoạt động cho dân chủ) v.v…

    Nhưng vấn đề đặt ra là khi nào, năm nào thì sẽ có biến động lớn về chính trị? Chúng ta thấy, ngày càng nhiều Trí Thức (2 chữ T) đoàn kết với nhau, cùng ký tên hay viết Thư (T) gửi các lãnh đạo nhà nước để sửa đổi hay phản biện lại chủ trương chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng 3 (Tam) lần viết Thư (T) gửi các lãnh đạo nước nhà để phản đối dự án Bauxite – Tây Nguyên. Tuy nhiên, chỉ có vậy thì chắc là chưa đủ. Vậy, khi nào sẽ hội đủ chữ T? Năm 2010 tới đây có liên quan gì đến chữ T không? Xin thưa là cũng có thể, vì năm 2010 là năm thủ đô cũng như cả nước tổ chức Đại lễ kỷ niệm “Thăng Long Nghìn Năm”. Chữ Nghìn thì theo tiếng Nôm vẫn gọi là Thiên, chữ Năm được gọi là Tuế hay Tuổi, còn chữ Long dân gian vẫn quen gọi là Thìn.
    Trong khi đó, Chủ tịch nước ta nhiều khả năng vẫn là ông Triết (T); người đứng đầu cơ quan quyền lực tối cao của Việt Nam vẫn là ông Trọng (T); người đứng đầu thủ đô – nơi diễn ra đại lễ Thăng Long Nghìn Năm vẫn là ông Thảo (T); Thủ tướng Việt Nam (2 chữ T) chắc cũng chưa thể nguôi ngoai với đơn kiện của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ về vụ Bauxite – một sự kiện chưa từng xảy ra đối với các nước xã hội chủ nghĩa, và cũng là sự kiện hiếm hoi trên thế giới. Như vậy, nhiều khả năng một biến động lớn sẽ xảy ra vào năm 2010. Có lẽ sẽ xuất hiện cuộc xuống đường biểu tình (đấu tranh bất bạo động) lớn nhất trong lịch sử của nước ta vì câu Kiều thứ 2010 cho thấy là: “Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng”.

    Tại sao những vấn đề có chữ T làm đầu, khi hội tụ đầy đủ lại trở thành vấn đề nhức nhối và gây ra biến động đến như vậy? Thực tế chúng ta thấy, chữ T có hình tượng gần giống với chữ hạ trong Hán – Nôm. Mà Hạ có nghĩa là đem xuống dưới thấp, lật xuống, loại ra, gạt ra hay đánh đổ.

    Như vậy, câu thơ thứ 9 của Truyện Kiều có nghĩa là: vào năm nào thuộc triều đại Hồ Chí Minh mà hội tụ đầy đủ chữ T thì sẽ xảy ra biến động lớn làm thay đổi đất nước. Xin quí vị lưu ý câu thứ 9 với con số 9 của bài tứ tuyệt sau:

    “Âm dương đắc dịp trùng phùng
    Khởi ngũ ngũ nhịp chuyển rung ác quyền
    Nước Nam hào khí ba miền
    Tháng năm ngày tổng động viên cửu về”

    Nhân nói về con số 9, hẳn quí vị có biết ngày 2 tháng 7 năm 1976 (2+7=9) nước ta đổi tên thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Và câu thứ 27 trong Truyện Kiều là: “Một, hai nghiêng nước nghiêng thành”.

    Nhìn chung, từ câu thứ 10 trở đi, những tình tiết, những thông điệp được đan sen với nhau không còn theo logic như 9 câu đầu nữa. Về cơ bản, kể từ khi triều đình Huế suy yếu và nhượng bộ Pháp thì câu thứ bao nhiêu sẽ ứng vào năm, tháng, ngày bấy nhiêu . Có những câu đã ứng nghiệm vào năm này xong lại tiếp tục ứng nghiệm vào năm, tháng, ngày khác vì thế càng làm cho ta thấy nó xứng đáng với tên gọi “Câu Thần”. Tuy nhiên, có những điều tôi được phép tiết lộ trong Phần I của “Giải Mã Sấm Kiều”, có những phần chưa được phép tiết lộ vì bảo mật “Thiên Cơ” mà để dành đến Phần II và Phần III. Còn lúc này chúng ta hãy cùng xem Nguyễn Du đã tinh tế, gửi gắm những điều ông biết trước, qua những vần thơ lục bát bất hủ của chính mình như thế nào.

    Sự kiện 11/9 là sự kiện đầy bất ngờ không chỉ với người nước Mỹ mà đối với cả nhân loại thì câu thứ 119 của Truyện Kiều cũng chứa đựng điều bất ngờ ấy: “Một lời nói chửa kịp thưa”.
    Ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố “Bình thường hóa các quan hệ” với Việt Nam thì chúng ta thấy câu Kiều thứ 117 rằng: “Dễ hay tình lại gặp tình”. Hơn thế nữa, ngày 12/7/1995, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ thì câu Kiều thứ 127 lại là: “Hữu tình ta lại gặp ta”. Chưa hết, câu Kiều thứ 1995 (ứng với năm Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập ngoại giao) cho thấy: “Hoa rằng: Bà đã đến lâu”. Hoa ở đây chắc chắn là Hoa Kỳ mà Nguyễn Du đã ngụ ý tới.

    Như phần đầu bài viết tôi đã trình bày, Nguyễn Du sinh năm 1765 và 200 năm sau tức là năm 1965 thì UNESCO đã công nhận ông là Danh nhân Văn hoá Thế giới và câu Kiều thứ 200 là: “Mà sao trong sổ đoạn trường có tên”. Chúng ta lại có dịp được thấy ông nhắc lại từ “Đoạn trường” nhưng lần này là “tập Đoạn trường” vào câu thứ 209 như sau: “Ví đem vào tập Đoạn trường”. Kỳ lạ thay! Ngày Việt Nam tham gia vào Liên Hợp Quốc lại đúng là ngày 20/9/1977. Và câu Kiều thứ 1977 là: “Cùng nhau kể lể say sưa”.

    Trong 3254 câu Kiều, thì cũng có khá nhiều câu mà Nguyễn Du dành để dự báo những vấn đề nổi bật của vua quan nhà Nguyễn trong giai đoạn bị thực dân Pháp chi phối. Ví dụ, câu Kiều thứ 1865 rằng: “Giọt rồng canh đã điểm ba”. Thực tế vào năm 1865 nhà Nguyễn suy yếu, vua Tự Đức nhu nhược đã hạ lệnh cấm nhân dân ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không ai được chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp nữa; quan lại các tỉnh, phủ, huyện phải có trách nhiệm bắt giữ những người vi phạm lệnh này; những ai cố tình che dấu hoặc chứa chấp những người mộ nghĩa và nghĩa binh đều bị trị tội.

    Ngày 31/8/1874 Triều đình Huế ký Hiệp ước thương mại với Pháp tại Sài Gòn thì câu Kiều thứ 318 là: “Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông”.
    Ngày 6/6/1884 nhà Nguyễn ký hiệp ước với Pháp tại Huế chấp nhận nền bảo hộ của Pháp và sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại thì câu Kiều thứ 1884 là: “Đĩa dầu vơi nước mắt đầy năm canh”.
    Câu thứ 1888: “Phải khi mình lại xót xa nỗi mình” là lời chia sẻ, xót xa cho vị Vua sáng Hàm Nghi khi ông bị thực dân Pháp bắt đúng năm 1888.
    Câu thứ 1904: “Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời!” cũng là lời thương xót cho đấng anh tài nhưng bạc mệnh, vô duyên Phan Bội Châu khi ông cùng với Nguyễn Hàm, Trịnh Hiền, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân thành lập Hội Duy Tân “cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập” vào năm 1904.
    Câu Kiều thứ 1927: “Nhân duyên đâu lại còn mong”, là ngụ ý của Nguyễn Du nói về mối tình ngắn ngủi của Hồ Chí Minh với Tăng Tuyết Minh khi họ ngậm ngùi chia tay nhau tại Quảng Châu – Trung Quốc năm 1927. Sau này khi Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cả hai đã chủ động tìm và hi vọng về ở với nhau thông qua đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng như cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc nhưng không thành.
    Câu 1939: “Những là ngậm thở nuốt than”, thật đúng với hoàn cảnh lịch sử đã xảy ra năm 1939. Lúc ấy, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ; ở Việt Nam thực dân Pháp ra sức đàn áp và cấm tuyên truyền cộng sản, giải tán các hội ái hữu, đóng cửa các tờ báo tiến bộ, truy lùng và bắt bớ các chiến sĩ cánh mạng, các nhà yêu nước, đày đi các trại tập trung, các nhà tù.
    Câu 1941: “Thừa cơ, Sinh mới lẻn ra”. Rõ ràng ở đây ta thấy ngụ ý của Nguyễn Du khi ông nói rõ “Sinh mới lẻn ra” vào câu 1941. Thực tế, Sinh ở đây chính là Nguyễn Sinh Cung – tên cúng cơm của Hồ Chí Minh, ông Hồ đã tranh thủ tình hình thuận lợi lúc bấy giờ mà về nước thành lập hội Mặt Trận Việt Minh năm 1941.
    Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập thì câu Kiều 295 cũng cho chúng ta thấy khá rõ sự kiện này: “Giơ tay với lấy về nhà”. Tuy nhiên, câu Kiều thứ 1945 lại là: “Đã cam chịu bạc với tình”, nghĩa là nhân dân ta đã bắt đầu chấp nhận sự lãnh đạo và áp đặt theo tư tưởng Hồ Chí Minh để rồi sau này bị bội bạc .v.v… Cũng năm 1945, do Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 mà tạo cơ hội thuận lợi cho cách mạng tháng 8 thì câu thứ 93 ta thấy Nguyễn Du viết: “Goị là gặp gỡ giữa đường”.
    Câu kiều thứ 1954: “Nghiến răng bẻ một chữ đồng làm hai” là ngụ ý của Nguyễn Du muốn nói đến Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt đất nước và đồng bào làm 2 miền Nam – Bắc, mà danh giới là vĩ tuyến 17 nơi có con sông Bến Hải.
    Câu 1955: “Thẹn mình đá nát vàng phai” là lời nói thay cho vua Bảo Đại khi ông bị ép thoái vị vào ngày 26/10/1955.
    Câu 1956: “Trăm thân dễ chuộc một lời được sao?” chính là lời trách móc của Nguyễn Du dành cho kẻ hậu thế Hồ Chí Minh, khi ông ta tổ chức chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất giết lầm hàng nghìn người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng. Ngày 18/8/1956 Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm. Ngày nay người ta còn lưu giữ hình ảnh ông Hồ dùng khăn chấm chấm lên mặt như là chấm nước mắt trước cuộc họp.
    Câu 1957: “Nàng rằng: Chiếc bách sóng đào” chính là lời kể lể của Nông Thị Xuân – người đàn bà của ông Hồ vào năm 1957. Từ năm 1956 ông Hồ cho người về Cao Bằng rước Nông Thị Xuân về Hà Nội làm hộ lý cho ông ta. Đến năm 1957 nàng Nông Thị Xuân đã sinh được cho ông Hồ người con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Cũng trong năm này, Nông Thị Xuân đòi công khai mối quan hệ tình cảm của hai người. “Chiếc bách sóng đào” ở đây chỉ người đàn bà mong manh, yếu đuối giữa nơi hung hiểm cần phải được che chở bằng cách công khai mối quan hệ. Tuy nhiên, ông Hồ vì tham vọng chính trị đã không những chẳng chấp thuận mà còn để mặc cho cấp dưới hãm hiếp và thủ tiêu Nông Thị Xuân.
    Câu 1958: “Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may!” cũng lại là lời trách móc Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã bỏ mặc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải.
    Câu 1968: “Lòng người nham hiểm biết đâu mà lường” chính là lời bình đau lòng của Nguyễn Du về biến cố Tết Mậu Thân. Nhiều người cho rằng, biến cố Tết Mậu Thân là một cuộc ‘tổng nổi dậy’ của dân quân Miền Nam. Nhưng thật ra, quân ở đây chỉ là những du kích mang danh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do lính Bắc Việt đội lốt. Còn dân ở đây chỉ là những cán bộ Cộng sản nằm vùng được tiếp tay của những kẻ đầu trâu mặt ngựa dẫn đường chỉ điểm. “Tại Huế, Cộng sản mở cửa các nhà tù để sử dụng phạm nhân, những tên tù tội dân sự này được giao nhiệm vụ lục soát, bắt bớ, tập trung và thủ tiêu dân chúng. Dân Miền Nam vừa nghe Việt Cộng tấn công đã bỏ nhà, bỏ ruộng vườn, tài sản, bồng bế nhau liều mạng đạp lên nhau để chạy trốn. Hình ảnh rõ ràng nhất là cảnh dân chúng Quảng Trị chạy trốn Cộng sản trên quốc lộ 1 và dân chúng trên Cao Nguyên bỏ Pleiku tháo chạy khi hay tin Quân Đoàn II rút về Quy Nhơn v.v…”
    Câu 1969: “Nữa khi giông tố phũ phàng,” cũng là lời bình cho hiện tượng bất hạnh Hồ Chí Minh. Chúng ta đều biết ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 và ngày 2-9-1969 thì tự vẫn vì ông nhìn lại quãng đời của mình sau nhiều thăng trầm và tủi nhục. Mặc dù đứng trên đỉnh cao chói lọi, nhưng ông lại không đủ sức để bảo vệ người đàn bà của chính mình. Ông cảm thấy ân hận khi đã chót theo con đường chủ nghĩa cộng sản – một chủ nghĩa quái đản đã huỷ hoại dân tộc và làm khổ biết bao người. Ông Hồ mất năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi và câu thứ 79 của Truyện Kiều là: “Trải bao thỏ lặn, ác tà”.
    Câu 1971: “Liệu mà xa chạy cao bay,” là lời cảnh báo, nhắn nhủ của Nguyễn Du đến hậu thế về cơn lũ lịch sử vào tháng 8 năm 1971. Cơn lũ này đã làm vỡ đê Sông Hồng và 100.000 người đã bị thiệt mạng. Đây chính là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm nay ở miền Bắc, và số tổn thất nhân mạng vượt quá sức tưởng tượng so với tổn thất chừng 1000 người trong các cơn lũ lịch sử vào năm 1999 ở miền Trung và năm 2000 ở miền Nam. Trận lũ năm 1971 cũng được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 của Cơ Quan Quản Trị Hải Dương và Khí Tượng Hoa Kỳ.
    Câu 1972: “Ái ân ta có ngần này mà thôi!” là cách nói ngược của tác giả nhằm ám chỉ cuộc xung đột qua lại giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân lực Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) năm 1972. Tháng 3 năm ấy, QĐNDVN bắt đầu tổ chức chiến dịch Xuân Hè tấn công qui mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến sâu vào hệ thống phòng ngự của VNCH với lực lượng ban đầu là 14 sư đoàn, 26 trung đoàn độc lập, bao gồm khoảng 120.000 quân, 1200 xe tăng và xe bọc thép. Càng về sau số lượng binh sĩ tham chiến càng đông hơn. Chiến dịch Xuân hè kết thúc vào tháng 10/1972 và VNCH bị thất bại khá nặng nề trên khắp các chiến trường miền Nam. Trước tình hình đó, Níchxơn đã huy động lực lượng lớn không quân, hải quân đánh trở lại miền Bắc để trả đũa chiến dịch Xuân Hè của Bắc Việt. Từ 18/12/1972 đến ngày 29/12/1972, cả thế giới chứng kiến cuộc không kích khủng khiếp nhất lịch sử chiến tranh hiện đại khi xuất hiện pháo đài bay chiến lược B.52 của Mỹ hòng biến Bắc Việt trở về thời kỳ đồ đá.
    Câu 1973: “Bây giờ kẻ ngược người xuôi,” ngụ ý nói tới cuộc chia tay lịch sử của quân đội Mỹ và quân lực VNCH. Như chúng ta biết, ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết và theo đó quân đội Mỹ phải rút hoàn toàn khỏi Việt Nam. Khi quân đội Mỹ đã rút về (xuôi) thì cũng có nghĩa là quân lực VNCH sẽ buộc phải tăng cường lên (ngược) những vùng trọng yếu.
    Câu 1974: “Biết bao giờ lại nối lời nước non?” là lời tiếc nuối khi một phần non nước bị rơi vào tay Trung Quốc và không biết đến bao giờ có thể lấy lại được. Từ ngày 17/1/1974 Hải quân Trung Quốc bắt đầu khai hoả cuộc chiến với Hải quân VNCH và chiếm giữ được quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974 cho đến nay.
    Câu 1975: “Dẫu rằng sông cạn đá mòn,” là lời báo trước giang sơn sẽ mất năm 1975. Không chỉ có vậy, hình như ông vẫn muốn an ủi điều gì đó trong này. Có phải ý ông muốn nói: Dẫu rằng đất nước (VNCH) có bị mất thì… tương lại của nó, mô hình của nó, tiếng tăm của nó sau này sẽ được thừa nhận hay sử dụng chăng? Để hiểu rõ hơn ý câu này xin quí vị hãy đọc câu tiếp theo (1976): “Con tằm có thác vẫn còn vương tơ”.
    Câu 1977: “Cùng nhau kể lể say xưa,” là lời báo trước của Nguyễn Du về sự kiện Việt Nam ra nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977. Ta cũng thấy tác giả nhắc đến vấn đề này qua câu thứ 209 rằng: “Ví đem vào tập Đoạn trường”. Đúng là bậc “Thánh Tiên, Thần Văn” mới có thể biết trước và gửi gắm thông tin tinh tế đến vậy!
    Năm 1979: “Mặt trông tay chẳng nỡ rời,” là cách Nguyễn Du nói mỉa mai người Trung Quốc khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới 1979. Trong khi họ tuyên bố “không tham vọng dù chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam”, nhưng kỳ thực, sau cuộc chiến này họ đã chiếm giữ khoảng 60 km2 lãnh thổ và Hữu Nghị Quan của nước ta.
    Câu 1980: “Hoa tì đã động tiếng người nẻo xa.” Nguyễn Du muốn nói đến sự kiện vào năm 1980, người Trung Hoa bên cạnh việc lên tiếng chỉ trích Việt Nam trên mặt trận ngoại giao, họ còn triển khai nhiều quân đoàn đối diện với biên giới và liên tục bắn pháo sang Cao Bằng của nước ta, nhằm gây sức ép buộc Việt Nam phải rút quân từ Campuchia về. Chính năm này cũng mở đầu cho những cuộc nã pháo đánh động suốt 10 năm sau đó.
    Câu 1981: “Nhận ngừng, nuốt tủi, lảng ra” là báo trước việc Việt Nam nhẫn nhịn, không muốn tiếp tục trong tình trạng bắn phá nữa nên ngày 02/01/1981 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đề nghị ngừng bắn. Tất nhiên, phía Trung Quốc đã phớt lờ đề nghị này.
    Câu 1984: “Hỏi: Chàng mới ở chốn nào lại chơi?” là lời báo trước quân Trung Quốc lại tràn sang biên giới năm 1984, tấn công vào Lạng Sơn, Hà Tuyên, chiếm được một số vị trí quan trọng như đồi 1509 (Lão Sơn), 772 ở phía tây sông Lô và các đồi 1250, 1030, Si Cà Lá (Núi Bạc mà Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn-Zheyin Shan) ở phía đông sông Lô. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11km, nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là đồi 685 và đồi 468, nằm cách biên giới khoảng 2km.
    Câu 1986: “Tìm hoa quá bước, xem người viết kinh.” Là lời báo trước Việt Nam sẽ phải mở rộng tầm nhìn, học hỏi các nước mà thay đổi. “Xem người viết kinh” ở đây là xem nước khác làm “kinh tế” mà thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế năm 1986.
    Câu 1995: “Hoa rằng: Bà đã đến lâu,” là lời nói của người Hoa Kỳ rằng tôi đã từng đến Việt Nam nhưng năm nay 1995 mới quay lại bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ.

    Câu 2000: “Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than,” là lời báo trước sự cố Y2K toàn cầu.
    Ngày 7/11/2006 Việt Nam vào WTO, ta thấy câu thứ 711 “Niềm riêng riêng những bồi hồi”. Tuy vậy, câu thứ 2006 lại có vẻ đầy lo ngại “Nghĩ càng thêm nổi sờn gai rụng rời”.

    Ngày 16/10/2007 Việt Nam thành thành viên không thường trực Liên Hợp Quốc thì câu thứ 1610 Nguyễn Du có viết: “Xấu chàng mà có ai khen chi mình”. Còn câu thứ 2007 ông viết: “Người đâu sâu sắc nước đời” xin được để dành cho quí vị suy nghẫm.
    Câu thứ 2009: “Thực tang bắt được đường này,” đây là câu ứng với năm nay 2009 một cách rõ nét nhất. “Thực tang bắt được đường này”, Không phải ngụ ý đến những vụ bắt bớ, giam cầm một số nhân vật hoạt động đấu tranh bất bạo động vừa qua với đầy đủ tang chứng, vật chứng. “Thực tang” ở đây là bản chất của lực lượng lãnh đạo đã bị lật tẩy và lộ rõ nguyên hình. “Đường này” cũng không phải là cuốn sách mang tên “Con Đường Việt Nam” trong vụ án Lê Công Định. Vậy “đường này” là đường nào? Phải chăng là đường lối qui phục Trung Quốc của các lãnh đạo qua hàng loạt những vấn đề nổi cộm như vấn đề biên giới, vấn đề lãnh hải và hải đảo, vấn đề Bauxite – Tây Nguyên? Chẳng phải một website của chính phủ Việt Nam chứa đựng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thể hiện rõ đường lối qui phục của lãnh đạo Việt Nam đó sao?

    Việc xuất hiện cuốn “Ma Chiến Hữu” của người Trung Quốc tại Việt Nam có phải là một tang chứng cho thấy đường lối phản bội lại nền độc lập và tự hào dân tộc của các lãnh đạo nước nhà hay không? Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Du mất năm 1820 nếu tính đến nay thì vừa tròn 189 năm. Nếu chúng ta qui đổi “189 năm” thành con số (1895) thì ta thấy câu thứ 1895 như sau: “Cúi đầu quì trước sân Hoa”. Vậy, Hoa ở đây là ai nếu không phải là Trung Hoa? Nếu là Trung Hoa thì ai cúi đầu quì trước Trung Hoa? Nếu quí vị trả lời được những điều trên thì câu thứ 2010 của Truyện Kiều sẽ không có gì làm khó hiểu.

    Thay cho lời kết “Giải Mã Sấm Kiều Phần I”, tôi xin được trích lại câu thơ thứ 2009 và 2010 để quí vị cùng suy nghẫm:

    “Thực tang bắt được đường này,
    Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng”.

    Việt Nam ngày 23 tháng 7 năm 2009

    Trả lời

  24. Posted by Lê Hồng Anh on 10.07.2011 at 20:02

    “Biểu tình dẫn đến bất ổn xã hội” là giọng lưỡi đám mật vụ “chỉ biết còn đảng còn mình.

    Biểu tình để lãnh đạo quan liêu hèn nhát ích kỷ biết lòng dân, thế giới hiểu VN.

    Nếu có dẫn đến cái gì sau đó thì chỉ là sự ra đi không sớm như Mubarắc thì muộn như Kaddafi của bọn Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc đương thời, rắp tâm bám víu đặc quyền đặc lợi, cho dù cả dân tộc phải trả giá trong lầm than, đói khổ, lạc hậu, hèn kém và nguy cơ mất nước vì thể chế độc tài.

    Người biểu tình không ỉ lại mấy trí thức đang xả hơi vì ngộ nhận “thiện chí” của mật vụ và quan thầy chúng. Họ tự giác, kiên quyết và kiên trì đấu tranh. Hãy xem chàng thanh niên đơn độc một mình trước xe tăng ở Thiên An Môn. Hãy xem Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn. Hãy xem cậu thanh niên một mình vượt hàng rào sắt che chắn lãnh sự quán Tàu ở SG, kiên trì giơ biểu ngữ, đòi mật vụ tháo hàng rào cho đoàn biểu tình diễu qua lãnh sự Tàu.

    Có vẻ như Kami là mật vụ lộ tẩy rồi!

    Trả lời

    • Posted by ĐCSVN vô luân muôn năm on 10.07.2011 at 20:37

      Có nghĩa là bọn mật vụ CÒN Đ CÒN TIỀN rất sợ biểu tình, cho dù là biểu tình yêu nước MẸ VIỆT NAM, nên chúng nó mới đặt điều vu vạ như thế !

      Kami này ko biết có được CSVN hứa hẹn hay ban thưởng j ko, mà toàn chơi đòn ngầm, ĐÂM SAU LƯNG CHIẾN SĨ.

      Trả lời

  25. Posted by kt on 10.07.2011 at 20:20

    Tôi xin hỏi mấy vị la to ở trên, các vị có trực tiếp tham dự biểu tình kg vậy? hay là ở trong phòng máy lạnh mở máy vi tính nối mạng chưỡi đổng khơi khơi, được mấy người nghe được mấy người biết được mặt chưí vị. Bài viết của K đã chỉ ra những điểm yếu chết người của những người gọi là “rân chủ”… Ô hay, sao phong trào tự xẹp xuống vậy, không kèn không trống, không có ai lãnh đạo, chỉ huy, chỉ là một nhóm tự phát la to đòi “rần chủ”, bào vệ chủ quyền biển đảo. Nhìn họ tội nghiệp quá!

    Trả lời

    • Posted by ĐCSVN vô luân muôn năm on 10.07.2011 at 20:41

      Biểu tình hay ko thì có cần fải báo cáo cho đồng chí @kt biết ko nhể ?

      Đ/c căn cứ vào “Nghị định văn bản chăn bò” nào thế ?

      Nếu là người VN, biết thốt ra tiếng VN thì FẢi yêu nước mẹ VN !

      Ai ngăn cản lòng yêu nước thì chính là bọn FẢN ĐỘNG, FẢN BỘI.

      Trả lời

  26. Posted by Phan Ly on 10.07.2011 at 20:37

    Chung toi la nguoi dan binh thuong khi nhin vao hinh anh cua dot bieu tinh truoc khi 2 tay an ninh khieng mot thanh nien sau nha tho Duc Ba o SG la da nhan dinh , bon TQ co nhung tay vao roi, chinh bon chung da dung vao hang ngu an ninh VN ta day, bon no moi ra tay manh nhu the. Ba con ta phai dong tam cong luc lai de lam manh hon, dung len cung mot luc thoi khac nay can su hop luc cua toan dan, vi sau lung minh van co nguoi ho tro day ba con oi….!

    Trả lời

  27. Posted by Phan Ly on 10.07.2011 at 20:44

    Khong can chinh phu nua vi bi bon banh truong Bac Kinh khop mo roi khong dam len tieng dau, bay gio chi con co nhan dan chong lai bon chung ma thoi, HOI BA CON OI HAY CUNG DUNG LEN DANH GIAC TAU NHE ……..! Chinh phu khong danh duoi thi Nhan Dan ta danh duoi……. khong chan chu nua , bon chung co 1001 muu ke , sach luoc mot cach tham hiem hong chiem dat nuoc VIET NAM ta day BA CON OI…..!!!Dung HY SINH chinh dat nuoc minh de doi lay su THAN THIET cua BAC KINH.

    Trả lời

  28. Posted by Ẩn danh on 10.07.2011 at 22:36

    Tôi là một người đã tham gia vào đoàn biểu tình đó. Tôi đã không bị bắt nhưng nếu có bị bắt tôi cũng không thấy xấu hổ với cha ông và bản thân. Hãy làm chứ đừng có ngồi mà bàn chuyện.

    Trả lời

  29. Posted by nongdan on 10.07.2011 at 22:44

    Biểu tình ngày 10 tháng vừa qua là một thắng lợi .thắng lợi vì đã lột được bộ mặt thật của cs

    Trả lời

  30. Posted by phathuongdan on 11.07.2011 at 02:14

    Chán dân Zịt Nom quá, bói kiều nữa chứ, không biết ông Nguyễn Du có sống lại mà cười hay khóc đây ? mấy năm trước thì bô giáo dục việt nam có dạy học sinh là ông Nguyễn Du có tinh thần bảo vệ môi trường, bây giờ lại thấy xuất hiện bói Kiều, để chống lại nhà nước CS VN. hài hước thật. Nói thật tôi mong là C.A tóm hết mấy bác biểu tình vào đồn, cho đi tù ngàn thu luôn để cho các bác trắng con mắt ra thêm. Đến bây giờ mà có nhiều bác vẫn còn “đui” mà. Hôm trước bác Kami chưỡi HH thấy các bác chạy vào ăn theo bác Kami lắm mà, sao hôm nay lại chưỡi bác Kami?Biểu tình ở VN là bất hợp pháp thế thôi, C< chưa ra tay là do để coi các bác thế nào , sau đó làm 1 mẻ cho nó gọn, các bác tưởng mình là ai ? mà đã được Hai bà Trưng Còn Đòi tiên?

    Trả lời

  31. […] Cuộc Biểu tình 10/7/2011: Bài học của sự manh động thiếu tổ chức […]

    Trả lời

  32. Posted by Ẩn danh on 11.07.2011 at 07:49

    Kami noi qua dung . Buon that !

    Trả lời

  33. Posted by Ẩn danh on 11.07.2011 at 07:57

    Biểu tình ở nước VN dù dưới bất cứ hình thức , mục đích gì thì cũng không được chính quyền hoan nghênh. Với vấn đề nhạy cảm, động chạm với nước lớn như Tàu Khựa lại càng khó. Lần 1, lần 2 rồi lần 3 thì dù không có những vị nhân sĩ trí thức thì chính quyền Việt nam cũng khó có lý do để làm khó người biểu tình. Nhưng những lần sau thì khác. Nếu biểu tình mà không có bài bản, biểu tình mà có cái tâm không tốt thì bị dẹp là cái chắc. Tôi ủng hộ người dân Việt nam xuống đường biểu tình chống bá quyền Trung quốc nhưng chủ nhật rồi biểu tình thì đúng thật là dở hơi biết bơi.

    Trả lời

    • Posted by dân on 11.07.2011 at 09:46

      nghĩa là không phải nhân sĩ , trí thức xách động hay cầm đầu…. tự dân họ điên lên là họ phản kháng ! Số này ít ỏi …! tổ gì,chức gì đây ??? số người ít ỏi này đọc còm của bạn thì,,,,họ sẽ đấm c… mà hăng hái nữa….tội của bạn tự bạn hiểu lấy…..cho dẫu dân ngu cu đen ,họ vẫn cứ là điên khi ai dám đụng đến tổ quốc…..xời ơi khó quá bạn nhỉ…?Phải có mưu trí…v..vv chứ nhỉ? Ai ????…

      Trả lời

  34. Posted by dân on 11.07.2011 at 09:06

    Chửi nữa đi ! hứ ! rồi đâu cũng hoàn đấy….chán quá lắm…Lãnh đạo mà đ…dám nhận…mèo hoàn chồn !!!!

    Trả lời

  35. Posted by Nông Dân on 11.07.2011 at 10:24

    Bác Hải nói đúng chứ bác Kami ? Sao không thấy comment nào chưỡi HH nữa vậy?Nhà nước bảo không là không , cấm có sai. Các bác cứ cố tình vi phạm là không được đâu nhá.HS năm 74, lính cụ Thiệu cả gan bắn lính cụ Mao , nên được gọi là thành phần bán nước , tay sai Mỹ Ngụy, bán nước nhưng cũng bắn lính TQ te tua tuy rằng vẫn thua. lính này mà đấu với lính MB thì xìu xìu ểnh ểnh,nhưng đấu với giang hồ TQ thì rất múa lửa,chơi tới bến chết bỏ, sau 75 thằng nào mà tham chiến trận này thì cho mày đi tù vì dám bắn lính cụ Mao. Biên Giới 79 , lính cụ Hồ bắn nhau với lính cụ Mao, thế là được phong liệt sĩ trong im lặng, không còn tưởng nhớ tưởng nhiếc như liệt sĩ đánh người anh em MN.Đến TS năm 1988, lính cụ Hồ anh dũng vô cùng, chấp lính cụ Mao dùng súng, lính cụ Hồ chỉ cần nắm tay nhau bảo vệ TS,lính cụ Mao mặc sức tung hoành. Thế là các chú lính này được vinh danh vang dội trên tivi, cha me, anh em con cai các liệt sĩ này được lên đài báo.

    Trả lời

  36. Posted by Bạch Sỹ on 11.07.2011 at 13:06

    Mèo lại hoàn mèo, trắng ra trắng, đen ra đen, rõ như ban ngày!

    Trả lời

  37. Posted by xanghứng on 11.07.2011 at 22:26

    O trang nay, khong thay ong “ban vang” CXN nhay nhu choi choi, chui boi om som nhung ai phe phan nhan dinh cua Kami.
    CXN, nguoi ban cua Kami ngay cang lo ro ban tinh dan ba, boc dong, vai nguoi ban toi con ket luan: anh ta la gay, loai bottom gay !

    Trả lời

  38. Posted by dan vn on 11.07.2011 at 22:32

    Nhiều bài hay nhiều khi có bài dở, thậm trí quá dở như bài này của Kami.

    Cũng giống tay Trương duy Nhất chỉ được vài bài nhằm thu hút các com. , sau đó lộ nguyên hình là tay sai của CA, loại bồi bút văn nô.

    Trả lời

  39. Posted by Ẩn danh on 11.07.2011 at 23:16

    “Khai báo thành khẩn” xong, tôi ngồi chờ. Một anh đến ngồi bên cạnh giả vờ hỏi thân tình:

    – Đi thế này được bao nhiêu tiền?

    Tôi lại nguýt anh ta:

    – Anh hỏi thế chứng tỏ nghiệp vụ các anh quá kém, tôi nhận tiền mà lại đi khai với các anh à? Việc đó các anh phải tự điều tra ra chứ.
    Anh ta cười:

    – Có đấy

    – Có mà anh lại còn phải hỏi tôi – Ý là nếu có thì anh cứ việc bắt tôi đi””””

    Ban nghi gi?
    Co ta duoc tra bao nhieu ,anh cong an duoc tra bao nhieu ,Kami duoc tra bao nhieu?
    Ai duoc nhieu nhat!
    Toi nghi la co gai ay duoc tra nhieu nhat!
    Vi nhung gia tri cua lich su ,long yeu nuoc la VO GIA.
    Anh CA co the co vai trieu ,KAMI co the co nhieu hon.
    Nhung co gai ay se co NHUNG gia tri tinh than de lai cho dat nuoc,cac the he mai sau sai hoai ko het.
    Do cung la nhung gi tien nhan da de lai cho nhung duA CON vn HOM NAY!!!!!!

    Trả lời

  40. Posted by Ẩn danh on 12.07.2011 at 04:12

    Toàn ông ở hải ngoại chửi bác Kami, về VN tham gia đi rồi hãy chửi. Kami nói đúng đấy , cuộc biểu tình hôm chủ nhật rồi thảm hại quá. Biểu tình như vậy làm người Trung quốc nó cười cho thối mũi. Người Việt nam yêu nước kiểu đó thì bình thường quá.

    Trả lời

  41. Posted by Tổ quốc là trên hết on 13.07.2011 at 01:11

    Kính thưa các Quí Báo,Blog,các nhà Dân chủ trong và ngoài nước vá các bạn bè Quốc tế :
    Hiện nay tình hình kinh tế , chính trị nước VN dưới sự lãnh đạo cùa CS đang rất hổn loạn,đang bị thế giới xem là Độc Tài và Tham Lam, cộng những vi phạm về Nhân Quyền, Đàn áp Dân Chủ, tự do tôn giáo bị vi phạm nghiêm trọng…vv.Thụy Điển đóng cửa đại sứ quán, Chính phủ Mỹ không đưa đại sứ sang VN nhận nhiệm vụ,Chính phủ Anh quốc đến 2015 sẽ ngưng viện trợ hoàn toàn cho Bọn CS tham lam,Các bài báo Úc đại lợi đồng loạt đăng tin vụ bê bối hối lộ in tiền Polyme có dính dáng đến Lương Ngọc Anh ( tình báo cao cấp công an VN)và Lê Đức Thúy Thống đốc ngân hàng VN… Nhưng bên cạng đó cón có chính phủ các nước vẩn còn viện trợ cho bọn CS VN tham nhũng như Nhật Bản, Pháp,Cộng đồng Châu Âu….
    Kính thưa Quí vị : Chúng ta đã xác định cuộc đấu tranh giành tự do và dân chủ cho VN bằng phương pháp bất bạo động, nên chúng ta cần rất nhiều sự ủng hộ của nhân dân VN trong và ngoài nước , đặc biệt là các bạn bè quốc tế…
    Các Báo , Blog Dân chủ hiện nay luôn cập nhật thông tin hàng ngày và đem sự thật tình hình VN dưới sự cai trị của CS độc tài đến cho mọi từng lớp Nhân Dân trong và ngoài nước. Chúng ta phải nhìn sự thật rằng lớp tuổi trẻ VN sinh sau 1975 tại hải ngoại đa số nói và nghe được tiếng Việt, song chỉ có số ít có thể đọc và viết tiếng Việt. Đa số các em chỉ có thể nghe tình hình trong nước qua lời nói của Cha Mẹ, của Cô Chú, hoặc số ít bạn bè đọc và biết được tình hình VN qua các báo,các blog trên mạng…
    Để con đường đấu tranh bất bạo động giành tự do , dân chủ cho VN mau chóng đi đến thành công. Kính mong Quí báo, Blog,nhà Dân chủ, các Trí thức , các Dịch giả…cùng chung tay , ủng hộ, góp sức tạo ra trên mỗi trang báo , blog,thêm trang Tiếng Anh hoặc tiếng nước sở tại,góp phần đem những thông tin sự thật đến mọi người. ( các nước Đông Âu đã từng sống vài chục năm dưới chế độ CS, nên họ rất hiểu CS)
    Kinh nghiệm cho thấy vài vụ lớn như các vụ bắt người như Cù Huy Hà Vũ , BS Nguyễn Đan Quế,Lê Công Định, Cồn Dầu ….vv, được các nước Mỹ , Canada, Úc,Anh …vv, biết được do chúng ta có những người Việt Nam là Luật sư, nhà báo,trí thức …viết đơn tố cáo bằng tiếng Anh gởi Chính phủ , ngoại trưởng, các cơ quan nhân quyền LHQ… nhờ họ can thiệp…vv , còn các vụ nhỏ như Người tù lương tâm Nguyển văn Trại khi chết trong nhà tù hôm nay chúng ta mới biết, hay Người tù Nguyễn Văn Sang ở tù CS hơn 28 năm vừa mới ra tù , có thời gian ngồi tù dài hơn người tù thế kỷ Nelson Madela cựu TT Nam Phi…hay vụ mới đây về sự gian dối của CS VN “Trung tướng công an khai man lý lịch nhận Huân chương Quân công Hạng Nhất”
    http:// danlambaovn.blogspot.com/2011/ 07/trung-tuong-cong-khai-man- ly-lich-nhan.html
    Chúng ta gửi lời kêu gọi sự giúp đở của cộng đồng Quốc tế mà chúng ta không viết bằng nhiều thứ tiếng thì sự lan tỏa không được như mong muốn….
    Tôi đọc rất nhiều bài của các nhà dân chủ trong và ngoài nước , tôi rất ấn tượng với nhà dân chủ có bút danh là Mỹ linh“http:// mylinhng.wordpress.com/”
    Sau mổi bài viết đều ghi câu “ Xin phổ biến rộng rài” điêu này rất có lợi ,khi một tờ báo nào đó muốn xin được đăng lại trên báo của họ….
    Cuối cùng Xin Quý Báo , Blog, nhà Dân Chủ , Trí thức , Dịch giả, Người VN trong và ngoài nước, các bạn bè Quốc Tế…cùng đoàn kết chung sức vì TỰ DO + DÂN CHỦ cho VIỆT NAM.
    Kính chúc Quý vị nhiều sức khỏe, ….
    ‘Tổ quốc là trên hết“

    Trả lời

  42. Posted by Ẩn danh on 13.07.2011 at 03:29

    Phản đối hả? biểu tình hả ? Công An tóm vào bót bây giờ. Biểu tình kiếm tiền hả ? Cái này lúc trước các vị ủng hộ suy nghĩ này mà, sao bây giờ nhao nhao phản đối?Cây gậy của các vị(não trạng) bây giờ nó đập lại đấy, vui quá chừng.Công an hốt hết các vị biểu tình cho rồi ,để ở ngoài biểu tình cho rách việc của NHÀ Nước XHXHCN Việt Nam, nhà nước do dân, vì dân của dân đấy,đừng giỡn với chính quyền nhân dân nhé. Nói chung quá nhiều bộ nhai lại,hùa gió bẻ măng lúc thì nhảy tưng tưng, lúc thì thậm thụt, đếch có suy nghĩ độc lập. Thấy báo chí dùng từ ” Hiện đại hóa,công nghiệp hóa.phản cảm.phản động. tay sai. bán nước.chó Mỹ. ăn tiền bọn Mỹ. đi biểu tình là nhận tiền tài trợ của phản động.phản cảm” là cả 1 khối người nhao nhao mở miệng ra là toàn dùng các từ đó , mà chẵng cần biết có đúng hay không . Thế nên , có nhiều người hỏi các bác đi biểu tình được nhận tiền phải klho6ng là đúng rồi, các bác phản đối cái gì ?

    Trả lời

  43. Posted by Ẩn danh on 13.07.2011 at 03:36

    Các bác đi biểu tình nên nghĩ lại đi nha, bà Nguyễn Thị Bình khuyên các sinh viên đi biểu tình năm 2007 ” các cháu sv đừng nghe lời xúi dục phản động mà đi biểu tình. các cháu cố gắng học tập thật tốt để lo cho tương lại rồi còn giúp đỡ gia đình mình. Đừng đi biểu tình làm mất trật tự trị an, chuyện HS-TS có đảng,nhà nước lo và xử lý,đừng làm cho tình hình phức tạp thêm”Thấy chưa bà NTB thương SV quá trời, lo cho tương lai các sv và đất nước,thế mà các vị không nghe bà ,lại nghe bọn phản động VT làm loạn hả .

    Trả lời

  44. cái dick kon mẹ mày.mồ tổ tiên sư 8 đời 1o kiếp nhà kami làm đỹ-tao dick kon mẹ mày dis từ lỗ lồn dis lên mà tao dis từ lỗ đít địt xuống-tao dis con mẹ kami địt từ trong nhà ra ngòai đường–tao dis con mẹ mày trên cái giường lòxo làm cái lồn mẹ mày kêu o o–tiếng o olàm kặc ông nội kami to ra–vừa chạy vừa la xin tao đụ tay 3-tao dis lỗ lồn còn thằng ộng nội địt cái lỗ đít con mẹ mày.
    ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha.
    địt con mẹ mày thằng súc vật kami trâu chó.

    Trả lời

Bình luận về bài viết này